21
7
Văn hoá/
/van-hoa
3350011
1495633
Bạn tôi - Liệt sĩ, họa sĩ Vũ Quang Long
vung-mo-va-chien-tranh-qua-di-cao-cua-mot-liet-si
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Bạn tôi - Liệt sĩ, họa sĩ Vũ Quang Long

Bạn tôi - họa sĩ Vũ Quang Long xếp cọ lên đường chiến đấu và hy sinh khi còn rất trẻ, chưa kịp sáng tác những tác phẩm đỉnh cao. Tôi tin là nếu còn sống, nhất định Long sẽ có được tác phẩm để đời. Tôi nhận ra ở anh ấy tài năng hội họa đang rất hứa hẹn. Vũ Quang Long là tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức Vùng mỏ, đã hiến dâng tuổi 20 đẹp đẽ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Bạn tôi - họa sĩ Vũ Quang Long xếp cọ lên đường chiến đấu và hy sinh khi còn rất trẻ, chưa kịp sáng tác những tác phẩm đỉnh cao. Tôi tin là nếu còn sống, nhất định Long sẽ có được tác phẩm để đời. Tôi nhận ra ở anh ấy tài năng hội họa đang rất hứa hẹn. Vũ Quang Long là tấm gương tiêu biểu cho lớp thanh niên trí thức Vùng mỏ, đã hiến dâng tuổi 20 đẹp đẽ cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc.

Bức ảnh, lá thư và tấm bưu thiếp của họa sỹ Vũ Quang Long họa sỹ Trần Công Phú còn lưu giữ.
Bức ảnh, lá thư và tấm bưu thiếp của họa sĩ Vũ Quang Long, được họa sĩ Trần Công Phú lưu giữ.

Bạn tôi - hoạ sĩ Vũ Quang Long sinh năm 1946 ở thị xã Hòn Gai. Nhà Long ở số 6, phố Dốc Học. Tôi và Long lớn lên bên nhau. Càng vui hơn khi năm 1960, cả hai cùng được chọn vào Lớp sơ trung 7 năm khóa I của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Đây là lớp ta phối hợp với Liên Xô đào tạo họa sĩ cho đất nước. Cả khu mỏ Quảng Ninh lúc đó chỉ có 5 người được chọn. Tôi và Long nằm trong số ấy. Long cũng là người vinh dự được tham gia vẽ tranh thiếu nhi quốc tế những năm 1960-1964.

Trong trí nhớ của tôi, Vũ Quang Long là người hiếu động, ham văn nghệ, mê thể thao, tỏ ra có năng khiếu hội họa ngay từ nhỏ. Ngay từ khi còn nhỏ, Long đã vẽ nhiều tranh thiếu nhi tham dự các triển lãm trong nước, quốc tế, một số được in sách báo. Tranh của Vũ Quang Long vẽ hầm lò, công nhân mỏ, vẽ phong cảnh Hạ Long... Nhiều bức ký họa, tài liệu ghi chép học tập của Vũ Quang Long đã hứa hẹn tài năng bắt đầu chớm nở.

Ngày 5/8/1964, Vũ Quang Long cùng với tôi đang phụ giúp nhà điêu khắc Trần Tía đắp tượng công nhân mỏ, thì máy bay Mỹ ập đến ném bom thị xã Hòn Gai. Chứng kiến quê hương bị hủy hoại, nhiều công nhân mỏ bị thiệt mạng, nhà máy của bố bị tàn phá, Vũ Quang Long vô cùng căm phẫn, quyết tâm vào bộ đội để chiến đấu bảo vệ quê hương. Lúc này, Long cũng đã vẽ nhiều tranh về bộ đội. Tiếc rằng, sau này do bom đạn chiến tranh, gia đình Long đã không giữ lại được những bức tranh này.

Một bức tranh của hoạ sĩ Vũ Quang Long còn để lại.
Một bức ký hoạ của Vũ Quang Long gửi về từ chiến trường.

Cuối năm 1966, Vũ Quang Long quyết tâm xếp lại việc học, làm đơn tình nguyện vào bộ đội. Anh đã được biên chế vào đơn vị đặc công chiến đấu ở mặt trận Bình - Trị - Thiên. Sau này, tôi nghe đồng đội của Long kể rằng, giữa chiến trường, anh đã chiến đấu rất anh dũng, đã từng được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, được trao Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất.

Trong một trận đánh không cân sức, Vũ Quang Long đã bị thương nặng, được điều chuyển về tuyến sau điều trị nhưng do vết thương quá nặng, anh đã trút hơi thở cuối cùng, hy sinh vào ngày 12/2/1971. Đến mãi năm 1972, khi đang chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thông qua tin tức từ đồng đội, tôi mới hay tin bạn mình không còn nữa.

Đồng đội và văn nghệ sĩ Quảng Ninh thắp hương hoạ sĩ Vũ Quang Long tại gia đình.
Đồng đội và bạn bè văn nghệ sĩ Quảng Ninh thắp hương tưởng nhớ hoạ sĩ Vũ Quang Long tại gia đình.

Đất nước thống nhất nhưng do bom đạn chiến tranh, giấy tờ thất lạc, nhiều năm sau, người ta mới biết tên thật và phần mộ của liệt sĩ Vũ Quang Long. Gia đình liệt sĩ đã đưa hài cốt về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Hà Tu (TP Hạ Long). Thực tế thì lúc đó, do tính chất đặc biệt của đơn vị, không ai biết được tên thật và địa chỉ của nhau. Mỗi người có đến hai, ba cái tên. Mọi tư trang đều gọn nhẹ, giấy tờ tài liệu được cất giấu rất bí mật. Thậm chí, khi người ta đưa giấy báo tử rồi gia đình liệt sĩ Vũ Quang Long cũng không nhận bởi giấy lúc thì ghi người hy sinh là Cường lúc lại viết là Việt.

Người thân và bạn bè trước mộ hoạ sĩ liệt sĩ Vũ Quang Long.
Người thân và bạn bè trước mộ liệt sĩ Vũ Quang Long.

Đáng tiếc phần lớn di cảo của hoạ sĩ Vũ Quang Long đã thất lạc. Hiện nay, chỉ còn vài ba bức vẽ của anh được tìm thấy. Một bức gia đình còn giữ, một bức khác được in vào sách ảnh, còn lại hầu hết tranh của Vũ Quang Long đã bị bom đạn, thời tiết, mưa bão hủy hoại. Đặc biệt, tôi còn lưu giữ một bức thư Long gửi cho và cũng là kỷ vật còn giữ lại được. Trong đó có 1 bưu thiếp Vũ Quang Long vẽ tặng tôi. Một trang thư viết trên giấy học trò, ghi ngày 24/10/1966. Thư có những đoạn: "Long quên sao được những ngày hè sôi nổi, những chặng đường về quê hương. Chúng ta đều có nhau với biết bao sự kiện trong sáu năm trời"... Người đọc nhận ra tình yêu quê hương tha thiết trong anh: "Chiến tranh đã bùng nổ. Quê hương chúng ta chìm trong lửa đạn. Tình thương, đau thương và cả căm thù lại sống mạnh mẽ trong lòng. Đất mỏ anh hùng đang chờ đợi, đang thôi thúc chúng ta phải làm gì để trả thù cho quê hương, cho tất cả".

Một bức tranh của hoạ sĩ Vũ Quang Long.
Một bức tranh của hoạ sĩ Vũ Quang Long.

Trong thư bạn tôi cũng không quên nhắn nhủ: “Đừng làm hổ thẹn cho quê hương Phú nhé. Hứa với Phú, Long sẽ đứng thẳng trên trận tuyến, bắn tan xác bọn xâm lược Mỹ để cho quê hương ta gần lại, để ngày gặp mặt của chúng ta không còn xa nữa…”. Cùng với đó là tờ tiền 1 hào với lời nhắn nhủ, mỗi người giữ một tờ để ngày hòa bình gặp lại căn cứ vào đó để nhận ra nhau. Tôi vẫn giữ đồng tiền đó như một báu vật đến tận bây giờ. Nhưng cuối cùng tôi mãi mãi sẽ không có cơ hội ghép với tờ tiền kia để nhận ra bạn mình.

Bạn tôi - họa sĩ Vũ Quang Long xếp cọ lên đường chiến đấu và hy sinh khi còn rất trẻ, chưa kịp sáng tác những tác phẩm đỉnh cao. Tôi tin là nếu còn sống, nhất định Long sẽ có được tác phẩm để đời. Tôi nhận ra ở anh ấy, tài năng hội họa đang rất hứa hẹn.

Cùng chuyên mục