21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3353623
1499002
Để người dân vùng DTTS nắm vững hơn kiến thức pháp luật
de-nguoi-dan-vung-dtts-nam-vung-hon-kien-thuc-phap-luat
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Để người dân vùng DTTS nắm vững hơn kiến thức pháp luật

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn giữ vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đóng vai trò then chốt nhằm nâng cao nhận thức, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn giữ vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển toàn diện của tỉnh, trong đó công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đóng vai trò then chốt nhằm nâng cao nhận thức, bảo đảm quyền và nghĩa vụ công dân.

Những tháng đầu năm 2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo đã triển khai đồng bộ nhiều hình thức tuyên truyền, từ trực quan đến số hóa, hướng đến đối tượng đa dạng, bao phủ hầu khắp thôn, bản vùng DTTS, góp phần lan tỏa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách sâu rộng và hiệu quả; trong đó chú trọng các chủ đề: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, phòng chống ma túy, tảo hôn, ATGT.

Công an xã Quảng Lâm (Đầm hà) tuyên truyền để bà con dân tộc thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo ANTT ở cơ sở. Ảnh: Hữu Việt
Công an xã Quảng Lâm (Đầm hà) tuyên truyền để bà con dân tộc thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo ANTT ở cơ sở. Ảnh: Hữu Việt

Các hạ tầng của Trung tâm Truyền thông tỉnh được tận dụng để phát sóng các chuyên mục pháp luật với nội dung dễ hiểu, gần gũi. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở tại 100% thôn, bản vùng DTTS được phát thanh đều đặn vào giờ cao điểm sáng sớm và chiều tối, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật ngay tại nhà.

Sở Dân tộc và Tôn giáo đã tổ chức các hội nghị tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng xử lý các tình huống trong giải quyết các vụ việc liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng thông tin kiến thức về phòng chống ma túy cho cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ xã, thôn/bản; người có uy tín; chức sắc tôn giáo và người dân sinh sống tại các địa phương: Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái.

Bên cạnh đó, mạng xã hội và nền tảng số cũng được khai thác hiệu quả. Hiện nay, hạ tầng viễn thông được phủ sóng gần như toàn diện với 99,8% khu dân cư trên địa bàn tỉnh có sóng di động, 100% xã, phường có Internet băng thông rộng, 92,84% hộ gia đình kết nối cáp quang… Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tuyên truyền pháp luật qua kênh trực tuyến đến bà con vùng DTTS. Nhiều bản làng vùng cao đã tham gia các nhóm Zalo, Facebook để trao đổi pháp luật.

Song song với tuyên truyền trực tuyến, công tác hội nghị, tập huấn được tổ chức bài bản. Từ đầu năm đến nay, Sở đã phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tổ chức hàng chục hội nghị phổ biến kiến thức pháp luật, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng và chính sách mới của Nhà nước đến với vùng DTTS. Riêng các cấp Hội LHPN tỉnh từ năm 2024 đến nay đã thành lập mới 48 tổ truyền thông tại cộng đồng; thành lập 71 tổ truyền thông cộng đồng để tuyên truyền phổ biến pháp luật cho bà con, nhất là bà con vùng DTTS.

Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Tâm (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) Lý Mạnh Thường (thứ 3, phải sang) trao đổi với các đảng viên về công tác phổ biến pháp luật cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thanh
Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Tâm (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) Lý Mạnh Thường (thứ 3, phải sang) trao đổi với các đảng viên về công tác phổ biến pháp luật cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Nguyễn Thanh

Cùng với đó, vai trò của các đảng viên ở vùng DTTS cũng được phát huy triệt để mang kiến thức pháp luật đến với bà con. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Tâm (xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) Lý Mạnh Thường chia sẻ: Để đưa kiến thức pháp luật đến gần với bà con, Chi bộ thôn Khe Tâm thường xuyên nghiên cứu, lựa chọn nội dung tuyên truyền ngắn gọn, thiết thực, dễ hiểu, phù hợp với địa bàn miền núi và đồng bào DTTS; phát huy tinh thần sâu sát, gắn bó của từng đảng viên trong tuyên truyền các nội dung, quy định của pháp luật, chủ trương, chính sách của đất nước, của tỉnh đến gần nhất với người dân.

Lực lượng Công an tỉnh cũng tích cực tham gia công tác phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Công an tỉnh đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở duy trì mô hình “An ninh cơ sở” và từ năm 2024 đến nay tổ chức gần 100 buổi tuyên truyền pháp luật cho hàng nghìn người dân vùng đồng bào DTTS, tập trung vào các nội dung: Phòng chống tội phạm, ATGT, PCCC, buôn lậu, gian lận thương mại và tội phạm công nghệ cao.

Các chương trình phối hợp liên ngành giữa Sở Dân tộc và Tôn giáo với Công an, BĐBP, Bộ CHQS, Hội LHPN tỉnh, MTTQ… đã mang lại hiệu quả lan tỏa. Điển hình như chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại xã Hải Sơn (TP Móng Cái), nơi cán bộ Biên phòng và Sở Dân tộc và Tôn giáo trao tặng quà, kết hợp tuyên truyền phòng chống ma túy, tội phạm xuyên biên giới; hay hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS, nhằm khuyến khích người có uy tín tham gia tuyên truyền pháp luật tại cộng đồng.

Đến nay trên 95% hộ gia đình vùng DTTS tiếp cận được ít nhất một hình thức tuyên truyền pháp luật. Nhờ vậy, ANTT vùng DTTS ngày càng ổn định. Thời gian tới, tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình thành công, hoàn thiện hạ tầng số và bám sát thực tiễn để pháp luật thực sự trở thành “hành trang” vững chắc cho đồng bào các DTTS vững bước phát triển.

Cùng chuyên mục