Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải tiến hành thực hiện lắp đặt camera trong xe theo đúng lộ trình quy định tại Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Quảng Ninh có 56 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phân bố ở 11/13 huyện, thị, thành phố của tỉnh. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nhất là ở vùng đồng bào DTTS.
Không chỉ tạo dấu ấn trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, một số hộ dân tộc thiểu số (DTTS) còn liên kết với nhau để thành lập hợp tác xã (HTX) sản xuất theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hướng đi mới, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế vùng DTTS. Và HTX nông nghiệp hữu cơ Đồng Nai, xã Đồng Nai (Bù Đăng) là một điển hình như thế.
Xác định công tác xây dựng và phát triển đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, Đảng ủy xã Quảng Lâm từng bước cố gắng, phấn đấu tăng về số lượng và chất lượng đảng viên.
Mỗi cá nhân người có uy tín đóng vai trò như “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng vùng dân tộc thiểu số (DTTS) bởi mức độ ảnh hưởng sâu rộng, là trung tâm để đoàn kết cả thôn, bản, dòng họ cùng phát triển, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Cái nghèo dần lùi xa, những ngôi nhà vững chãi thay thế nhà mái tranh, vách đất... Cuộc sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh hiện ngày một tốt lên. Kết quả đó, bên cạnh nỗ lực vượt khó của người dân là sự quan tâm từ những quyết sách, chương trình của tỉnh ưu tiên vùng khó.
Các xã, thôn, bản vùng cao, vùng khó của Quảng Ninh hôm nay rộn rã thanh âm và sắc màu của nhịp sống mới. Có được thành quả ấy, vai trò của những đảng viên tiên phong, gương mẫu ở cơ sở được nhìn nhận là “cầu nối” đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi nhanh vào cuộc sống. Cũng nhờ việc “đảng viên đi trước, làng nước theo sau” mà niềm tin của nhân dân hướng về Đảng càng được củng cố, góp sức mạnh đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Trong những năm qua, ngành dân số tỉnh đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số hiệu quả nhất, phù hợp từng vùng, từng đối tượng cụ thể, đặc biệt vùng sâu, vùng xa nơi có
đông đồng bào dân tộc ít người.
Quảng Ninh hiện có 56 xã, thị trấn vùng đồng bào DTTS với 162.531 người, cư trú rải rác ở trên 85% diện tích của tỉnh. Quảng Ninh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng có để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, hạn chế phát triển kinh tế - xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống của phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS).
Sinh viên Nông Thị Thu Hương (Gia Lai) là người dân tộc thiểu số (không phải dân tộc thiểu số rất ít người) có hộ khẩu thường trú tại thôn đặc biệt khó khăn. Vậy sinh viên Hương có được giảm 70% học phí không?
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số luôn được các cấp, ngành, nhất là lực lượng công an hết sức quan tâm.
Các địa phương khu vực vùng núi ở Quảng Ninh có thế mạnh cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa đặc sắc, khác biệt của các dân tộc thiểu số, ngược lại cũng là nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn...
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn ưu tiên dành nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo.
Các giải pháp cụ thể, đồng bộ đang được Quảng Ninh triển khai để tiếp tục nâng cao chất lượng đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, biên giới, hải đảo, hướng tới thu hẹp khoảng cách chênh lệch vùng, miền.