21
1
Chính trị/
/chinh-tri
3354686
1499981
Khu mỏ Cẩm Phả kiên cường vượt khó những ngày đầu tiếp quản
khu-mo-cam-pha-kien-cuong-vuot-kho-nhung-dau-ngay-tiep-quan
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Khu mỏ Cẩm Phả kiên cường vượt khó những ngày đầu tiếp quản

Là trung tâm khai thác than lớn nhất của cả nước, sau khi tiếp quản Vùng mỏ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nhân dân Vùng mỏ Cẩm Phả phát huy tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” nỗ lực vượt khó đạt thành quả to lớn.

Là trung tâm khai thác than lớn nhất của cả nước, sau khi Vùng mỏ được tiếp quản, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân và nhân dân khu mỏ Cẩm Phả phát huy tinh thần “Kỷ luật và đồng tâm” nỗ lực vượt khó đạt được những thành quả to lớn.

Bác Hồ nói chuyện với chuyên gia và công nhân trên tầng 10, mỏ than Đèo Nai, ngày 30/3/1959. Ảnh: Tư liệu
Bác Hồ nói chuyện với chuyên gia và công nhân trên tầng 10, mỏ than Đèo Nai, ngày 30/3/1959. Ảnh tư liệu

Củng cố chính quyền nhân dân

Ngày 22/2/1955 khu Hồng Quảng được thành lập theo sắc lệnh của Chủ tịch Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Theo đó, TX Cẩm Phả và TX Cửa Ông cũng được thành lập. Sau đó Khu ủy Hồng Quảng quyết định thành lập Ban Cán sự Đảng TX Cẩm Phả - Cửa Ông để lãnh đạo nhân dân tham gia tiếp quản.

Theo Hiệp định Genève, ngày 18/4/1955, đoàn cán bộ hành chính của ta vào tiếp quản Cẩm Phả - Cửa Ông; đến ngày 22/4/1955, lực lượng của ta từ xã Dương Huy (lúc đó thuộc Hoành Bồ) và huyện Tiên Yên tiến vào tiếp quản Cẩm Phả - Cửa Ông. Nhân dân đứng 2 bên đường tay cầm cờ, hoa để chào đón quân giải phóng. Ta đã tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập Ủy ban Quân chính TX cẩm Phả - Cửa Ông.

Những tên lính pháp cuối cùng rút khỏi Khu mỏ tháng 4/1955. Ảnh: Tư liệu
Những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ (tháng 4/1955). Ảnh tư liệu

Được sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương và Khu ủy Hồng Quảng, Ban Cán sự Đảng TX Cẩm Phả - Cửa Ông đã tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất than, giải quyết nạn đói, củng cố chính quyền, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội địa bàn. Đặc biệt Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (FSCT) tìm mọi cách phá hoại, gây khó khăn cho sản xuất của ta. Ta đã chủ động đấu tranh yêu cầu chúng bàn giao theo thời gian quy định. Ngày 15/5/1955, mỏ than Cẩm Phả được thành lập, quyền làm chủ của công nhân lao động chính thức được xác lập.

Cùng với đó, Ban Cán sự Đảng TX Cẩm Phả - Cửa Ông đã tập trung chỉ đạo lực lượng công an đập tan âm mưu phá hoạt của bọn gián điệp Pháp cài lại xúi giục người theo đạo vào Nam. Nhớ lại những ngày mới tiếp quản tại Vùng mỏ Cẩm Phả, đại tá Nguyễn Cảnh Loan (88 tuổi, phường Hồng Hà, TP Hạ Long) nguyên Trưởng phòng Tổng hợp (Công an tỉnh), cho biết: Là chiến sĩ lực lượng Công an Trung ương ở Hà Nội được điều động về công tác tại Quảng Ninh, nhiệm vụ của tôi lúc đó là xây dựng cơ sở, vì Vùng mỏ vừa được giải phóng khi thực dân Pháp rút quân. Tại khu vực TX Cẩm Phả khi ấy, tôi thường xuyên nắm tình hình bọn gián điệp phản động cài lại với mục đích chống phá cách mạng ta sau này. Tôi đã phối hợp với lực lượng công an, bộ đội và chính quyền triệt phá, xóa bỏ hoàn toàn các tổ gián điệp tại đây.

Đơn vị bộ đội đầu tiền tiến vào tiếp quản mỏ Đèo Nai, tháng 4/1955. Ảnh : Tư liệu
Đơn vị bộ đội đầu tiền tiến vào tiếp quản mỏ Đèo Nai (tháng 4/1955). Ảnh tư liệu

Trong 2 năm (1955-1956) lực lượng công an TX Cẩm Phả - Cửa Ông đã phối hợp với Công an khu Hồng Quảng triệt phá các ổ nhóm gián điệp Mai Văn Bảng, Phan Năm, Voòng Hiên… qua đó đảm bảo ổn định an ninh chính trị địa bàn.

Tháng 7/1955, Ủy ban Hành chính TX Cẩm Phả - Cửa Ông được thành lập thay thế Ủy ban Quân chính. Các cơ quan chức năng của Ủy ban Hành chính thị xã cũng được tổ chức đi vào hoạt động. Khu mỏ Hồng Quảng đã cử cán bộ xuống cơ sở tuyên truyền, giáo dục, phát triển đoàn viên, thành lập các chi đoàn thanh niên, công đoàn cơ sở; đồng thời tập hợp giáo dục quần chúng đưa vào hoạt động chính trị để tạo điều kiện xây dựng, củng cố phát triển cơ sở đảng.

Ban lãnh đạo đăng ký hộ khẩu TX Cẩm Phả - Cửa Ông được thành lập vào tháng 5/1956, chỉ trong 1 tháng đã tiến hành đăng ký hộ khẩu cho nhân dân toàn thị xã. Qua đó phát hiện ra các tổ chức phản động của Quốc dân Đảng, thanh niên chống cộng... bắt giữ 239 đối tượng. Đây là cuộc đấu tranh chính trị gay go phức tạp. Chính vì vậy, ý thức giai cấp của công nhân mỏ và công nhân lao động được nâng cao, tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Mặc dù tuổi cao, nhưng đại tá Nguyễn Cảnh Loan (nguyên Trưởng phòng Tổng hợp Công an tỉnh) vẫn như chi tiết ngày tiếp quản Vùng mỏ cách đây tròn 70 năm về trước.
Mặc dù tuổi cao, nhưng đại tá Nguyễn Cảnh Loan (nguyên Trưởng phòng Tổng hợp Công an tỉnh) vẫn nhớ như in những ngày tiếp quản Vùng mỏ 70 năm trước.

Để phù hợp cho công tác quản lý địa bàn, ngày 12/11/1956, Ban Thường vụ Khu ủy Hồng Quảng đã quyết định sáp nhập TX Cửa Ông và TX Cẩm Phả thành TX Cẩm Phả; lập ra Thị ủy Cẩm Phả trực thuộc Khu ủy quản lý. Cùng với đó tổ chức đảng ngày càng lớn mạnh, cuối năm 1957 số chi bộ và đảng viên tăng hơn 2 lần so với năm 1956, gồm 9 chi bộ và 252 đảng viên.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn sau tiếp quản, Đảng bộ và nhân dân TX Cẩm Phả đã làm chủ các cơ sở khai thác than, điều hành sản xuất theo kế hoạch, đời sống người dân ổn định phát triển. Không khí tự do, độc lập đã thúc đẩy mọi người ra sức thi đua sản xuất, tạo ra bước ngoặt lớn trong đời sống nhân dân.

Phát triển sản xuất đảm bảo đời sống nhân dân

Sau khi thực dân Pháp rút đi đã để lại cho ta một khu mỏ Cẩm Phả kiệt quệ về mọi mặt. Các công trường khai thác than bị phá hoại nặng nề. Các vỉa than thuộc khu vực Lộ Trí, Đèo Nai bị bóc theo hàm ếch nham nhở. Nhiều thiết bị máy móc phục vụ khai thác, như: Máy xúc, ô tô, trục tải… đều bị hỏng nặng, hoặc hết khấu hao.

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng nhỏ hẹp, cả TX Cẩm Phả chỉ có hơn 1km đường rải nhựa đi qua các công sở Pháp; 2 khu phố nhỏ tập trung các cai ký, giám thị, một số tiểu thương, công nhân kỹ thuật. Công nhân mỏ thất nghiệp một nửa, nạn đói tiếp tục hoành hành ở nhiều nơi.

Người dân Cẩm Phả tưng bừng đón bộ đội vào tiếp quản tháng 4/1955. Ảnh: Tư liệu
Người dân tưng bừng đón bộ đội vào tiếp quản khu mỏ Cẩm Phả (tháng 4/1955). Ảnh tư liệu

Những ngày đầu tiếp quản, khả năng làm chủ còn hạn chế, kẻ địch ra sức phá hoại, nên việc tổ chức sản xuất của ta gặp nhiều khó khăn. Ban Cán sự Đảng TX Cẩm Phả - Cửa Ông đã phát động công nhân nêu cao vai trò làm chủ, thi đua sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới tác phong làm việc. Tại công trường Cọc 6, Đèo Nai, ta đã cải tiến cách trả lương, thay thế một số quy định trong khâu chữa bệnh và nhà ở; giải quyết thắc mắc của nhân dân; đồng thời động viên tinh thần hăng say lao động, khắc phục khó khăn kỹ thuật, mau chóng khôi phục ổn định sản xuất.

Tháng 8/1955, công nhân mỏ than Đèo Nai đã tiến hành khôi phục được trục 2. Đây là đường trục lớn nhất và quan trọng nhất của mỏ than Cẩm Phả. Công nhân công trường Cọc 6 đã dấy lên phong trào thi đua phá kỷ lục; công nhân bến Cửa Ông thi đua phục hồi các thiết bị quan trọng như đầu tàu điện, cẩu trục than; cuối năm 1955, mỏ than Cẩm Phả đã thi công xong đường dây điện cao thế Đèo Nai - Cọc 6 giải quyết vấn đề cấp điện cho máy xúc, mở rộng diện sản xuất.

Từ những biện pháp trên, sản xuất than ngày càng được nâng lên, khu Lộ Trí mức sản xuất từ 160 tấn/ngày lên 211 tấn/ngày; mỏ than Cẩm Phả kế hoạch mức 2.150 tấn/ngày lên tới 2.441 tấn/ngày vượt trên 13%. Sản xuất than đã được khôi phục, góp phần ổn định tình hình chính trị, kinh tế ở TX Cẩm Phả - Cửa Ông.

Công nhân khai thác, vận chuyển than bằng xe goòng những năm đầu sau giải phóng Khu mỏ Cẩm Phả tại mỏ than Cọc 6. Ảnh: Tư liệu
Công nhân khai thác, vận chuyển than bằng xe goòng những năm đầu sau giải phóng khu mỏ Cẩm Phả tại mỏ than Cọc 6. Ảnh tư liệu

Một nhiệm vụ cấp thiết khác là công tác giải quyết nạn đói cho người dân đã được thực hiện mau chóng. Ngay sau ngày tiếp quản, Ủy ban Quân chính thị xã đã mở cửa hàng lương thực, tổ chức trợ cấp cho nhân dân 50 tấn gạo, vận động xây dựng “Hũ gạo cứu đói”; chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân đã giúp đỡ gần 5,3 tấn gạo. Ngoài ra, Ban Cán sự Đảng thị xã phát động phong trào tăng gia sản xuất, các công nhân ở các cơ quan, công trường tham gia trồng khoai, sắn tích cực chống đói; vận động nhân dân khai hoang, phục hóa được 22,2ha.

Cùng với sự hỗ trợ giống, vốn của nhà nước, nông dân tại các xã đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trồng rau, chăn nuôi… đảm bảo lương thực cung cấp tại chỗ. Cuối năm 1955, TX Cẩm Phả - Cửa Ông đã thu hoạch được trên 621 tấn lương thực quy thóc, sản xuất được khôi phục, nạn đói được đẩy lùi; đời sống nhân dân trên địa bàn TX Cẩm Phả đã từng bước ổn định. Đến cuối năm 1956, diện tích gieo trồng lúa tăng 1,5 lần, sản lượng lương thực đạt 924 tấn quy thóc. Những tấn lương thực trên rất quý đối với quá trình ổn định cuộc sống nhân dân trong những ngày đầu khôi phục kinh tế của thị xã.

Đời sống văn hóa người dân không ngừng được nâng lên, từ tháng 5/1955 chính quyền ta đã khôi phục lại trường học; phong trào bình dân học vụ toàn thị xã phát triển mạnh. Tới năm học 1957-1958, TX Cẩm Phả đã có 1.752 học sinh với 13 trường học, 50 lớp học; trong đó có 1 trường cấp 2 với 272 học sinh.

Nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân, kinh tế - xã hội của TX Cẩm Phả sau ngày tiếp quản đã được khắc phục, đời sống của nhân dân từng bước ổn định; hệ thống chính quyền TX Cẩm Phả và các đoàn thể quần chúng được xây dựng, củng cố, làm nền tảng vững chắc để bước sang chặng đường tiếp theo.

Cùng chuyên mục