21
2
Kinh tế/
/kinh-te
3355552
1500784
Tăng tốc xuất khẩu dệt may
tang-toc-xuat-khau-det-may
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Tăng tốc xuất khẩu dệt may

Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam chịu nhiều áp lực từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, khiến lượng đơn hàng đứng trước nguy cơ đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhờ kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó, ngành vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam chịu nhiều áp lực từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, khiến lượng đơn hàng đứng trước nguy cơ đứt gãy, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, nhờ kịp thời triển khai các giải pháp ứng phó, ngành vẫn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cũng như nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Tổng công ty May 10. (Ảnh: QUỲNH CHI)

Tính đến ngày 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả được đánh giá có ý nghĩa tích cực trước biến động khó lường của thị trường. Các doanh nghiệp đang tận dụng hiệu quả “thời gian vàng” để tăng tốc xuất khẩu sản phẩm hàng hóa nhằm sớm hoàn thành mục tiêu.

Tận dụng tốt cơ hội

Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 Thân Đức Việt cho biết, trong ba tháng đầu năm, tổng doanh thu của đơn vị đạt 1.250 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.

Tuy nhiên, khó khăn bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 4 do thông tin áp thuế đối ứng của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam dẫn đến có thời gian đơn hàng bị gián đoạn. Việc áp thuế 10% của chính quyền Mỹ trong 90 ngày được công bố sau đó đã giúp đơn vị đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu hoàn thành mục tiêu quý II.

6 tháng cuối năm được dự đoán là giai đoạn thật sự khó khăn, với những tín hiệu xấu, khó đoán định của thị trường. Bản thân doanh nghiệp cũng xây dựng các kịch bản ứng phó tương ứng, đồng thời trông chờ vào kết quả đàm phán của Việt Nam với Mỹ để biết mức thuế cụ thể.

Trước mắt, doanh nghiệp chủ động tìm hướng đa dạng hóa thị trường và khách hàng, kiểm soát tốt nguồn cung nguyên liệu nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu, đồng thời đẩy mạnh mảng kinh doanh dịch vụ, đào tạo, bán lẻ cũng như tăng tỷ trọng doanh thu nội địa nhằm hoàn thành kế hoạch năm.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco) Nguyễn Xuân Dương, những tháng qua, các doanh nghiệp đều đạt mức tăng trưởng khá, riêng Tổng Công ty đạt mức tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024. Tất cả các đơn vị trong hệ thống hiện đã có đơn hàng đến hết tháng 7 và đang đàm phán đơn hàng những tháng tiếp theo.

Bên cạnh thuận lợi, doanh nghiệp cũng đối diện những khó khăn trước biến động về thuế quan do Mỹ áp đặt. Trong đó, các nhà nhập khẩu lớn từ Mỹ sẽ đàm phán lại để tìm kiếm sự chia sẻ, nếu không đáp ứng được các yêu cầu, họ sẽ chuyển đi nơi khác sản xuất.

“Điều khiến không ít doanh nghiệp tỏ ra lo lắng khi mức thuế bị áp giữa các nước cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam không đồng đều, sẽ khiến Việt Nam bị mất dần khả năng cạnh tranh, đơn hàng chuyển dịch sang các nước khác với chi phí thấp hơn. Do vậy, doanh nghiệp phải xây dựng các giải pháp ứng phó để có hướng phát triển phù hợp”, ông Dương nhấn mạnh.

Phân tích sâu hơn về biến động thuế quan của Mỹ đối với ngành dệt may Việt Nam, Phó Chánh văn phòng Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Hoàng Mạnh Cầm cho rằng, với mức thuế 10%, thời gian áp dụng trong 90 ngày được coi là “thời gian vàng” để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm chế độ tốt nhất cho người lao động trong giai đoạn này nhằm gia tăng hiệu quả, có nguồn lực dự trữ, bù đắp cho khả năng bị sụt giảm đơn hàng sau này.

Đến thời điểm hiện tại, lượng đơn hàng may đang được duy trì và các doanh nghiệp cũng đang dồn lực sản xuất với tốc độ cao nhất nhằm hiện thực hóa kết quả cả năm càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, ngành sợi đối diện khó khăn sớm hơn, khi một số doanh nghiệp phải dừng hoạt động, hoãn đơn hàng do không kịp cung cấp cho ngành may sản xuất.

“Sau giai đoạn này, có thể sẽ hình thành mặt bằng mới về thuế và giá, lúc đó doanh nghiệp phải chấp nhận sự biến động này. Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của dệt may Việt Nam nên mục tiêu phải duy trì, không chỉ đơn thuần là lợi nhuận, doanh thu mà còn là vị thế của dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là thị trường dẫn đầu, khi đã khẳng định được chỗ đứng, mở rộng thị phần, điều tất yếu vị thế của dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được nâng cao và thu hút sự quan tâm từ các khách hàng lớn”, ông Cầm nhấn mạnh.

Đa dạng hóa thị trường khách hàng

Số liệu thống kê của Cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/4, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024; các thị trường xuất khẩu chính đều duy trì mức tăng trưởng tích cực (thị phần tại Mỹ tăng từ 36,3% lên 38%; Liên minh châu Âu từ 9,1% lên 9,4%; Nhật Bản từ 10,8% lên 11%,…).

Nhìn nhận về vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động giải pháp ứng phó biến động thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng và sớm cán đích mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 48 tỷ USD mà ngành đề ra. 22 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang và sắp có hiệu lực sẽ tạo nhiều cơ hội để doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, khách hàng và mẫu mã sản phẩm.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex Lê Tiến Trường, ngay trong quý II này, toàn hệ thống cần triển khai nhanh các đơn hàng đã có bằng cách bố trí sản xuất tăng thời gian làm thêm giờ theo quy định, có giải pháp tăng năng suất nhằm tối đa hóa lợi nhuận quý II, làm khoản dự trữ cho nửa cuối năm khó dự báo.

Các đơn vị phải tận dụng triệt để thời cơ ngắn hạn trong 90 ngày để có đủ nguồn lực kiên định với những mục tiêu lâu dài. Việc hoàn thành tốt các đơn hàng trong giai đoạn này sẽ thể hiện rõ năng lực bứt phá, trách nhiệm cũng như những cam kết mạnh mẽ đối với khách hàng, tạo dựng uy tín và lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn tới.

“Bên cạnh chiến dịch sản xuất, tập đoàn cũng chỉ đạo các bộ phận liên quan tìm hiểu chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, ưu tiên sử dụng nguồn vải của doanh nghiệp trong hệ thống nếu đạt yêu cầu về chất lượng, hỗ trợ doanh nghiệp phân loại từng mặt hàng, thị trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế mới để có cơ sở đàm phán với khách hàng và tìm kiếm hướng đi phù hợp. Tập đoàn cũng tập trung yêu cầu minh bạch về quy tắc xuất xứ cũng như tuân thủ quy định về chống gian lận thương mại. Đồng thời, định hướng doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường, khách hàng để tránh phụ thuộc vào một vài thị trường sẵn có”, ông Trường khẳng định.

Cùng chuyên mục