Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam (DMVN) trong sáu tháng qua đạt gần 19 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ, cho thấy sự phục hồi sớm hơn, tuy nhiên, sức ép tiêu thụ nói chung và xuất khẩu nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Với tiềm lực và kinh nghiệm trong phát triển ngành công nghiệp dệt may, Tập đoàn Texhong đã từng bước thu hút đầu tư, hình thành nên chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tiên tiến, hiện đại tại KCN Cảng biển Hải Hà.
Giải pháp phục hồi sau giãn cách xã hội của ngành dệt may là sản xuất theo hướng an toàn, đàm phán được đơn hàng với đối tác và cần giữ chân người lao động.
Chủ động, linh hoạt ứng phó với từng diễn biến của dịch bệnh, duy trì mối liên kết chặt chẽ với người lao động, tính toán tăng tính tự chủ, đặc biệt là nguồn cung nguyên liệu… là các giải pháp căn cơ mà nhiều doanh nghiệp đã thực hiện để đảm bảo chuỗi cung ứng, vượt qua khó khăn trong dịch COVID-19.
Từ đầu năm đến nay giá xăng dầu trong nước liên tục biến động theo chiều hướng tăng giá. Thực tế này đang tác động rất lớn đến đời sống xã hội, trong đó có hoạt động đi biển khai thác thủy sản của ngư dân. Hiện nay rất nhiều tàu đã phải nằm bờ do chi phí nhiên liệu tăng cao dẫn đến thu không bù được tiền chi cho mua nhiên liệu.
Dù mới đi vào hoạt động được 3 năm, song hoạt động công đoàn của Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long, KCN Việt Hưng (doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư của Đài Loan, Trung Quốc) đã dần khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong doanh nghiệp, tích cực chăm lo cho 2.500 lao động và được LĐLĐ tỉnh đánh giá cao.
Trái với thuận lợi những tháng đầu năm, khi lượng đơn hàng dồi dào, mức tăng trưởng cao, sang nửa cuối năm 2022, ngành dệt may Việt Nam đối diện rất nhiều khó khăn về giá và đơn hàng sụt giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến duy trì hoạt động, bảo đảm việc làm cho người lao động. Bằng sự linh hoạt trong triển khai giải pháp thích ứng thị trường, đẩy mạnh sản xuất, các doanh nghiệp đã từng bước vượt khó và quyết phấn đấu, hướng tới mục tiêu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 44 tỷ USD.
Sản xuất, kinh doanh khó khăn kéo dài do các doanh nghiệp bị tác động bởi các yếu tố như tổng cầu dệt may thế giới giảm mạnh, sự bất ổn về địa chính trị tại một số nước làm đứt gãy nguồn cung, đẩy chi phí tăng cao,... gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động của các doanh nghiệp. Ðể có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa nhằm nắm bắt cơ hội xoay chiều, thúc đẩy sản xuất.
Quý I, kim ngạch xuất toàn ngành dệt may đạt trên 9,53 tỷ USD, tăng 9,62% so với cùng kỳ và đây là tín hiệu vui cho ngành dệt may vì đã có những khởi sắc.