Nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, triển khai thực hiện tốt Quyết định 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Những năm qua, cùng với sự quan tâm của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều chính sách riêng có để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, nhiều mô hình kinh tế đã mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo bền vững, thu hẹp chênh lệch vùng miền. Diện mạo vùng đồng bào DTTS, miền núi ngày càng đổi thay.
Những năm gần đây, từ các chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương miền núi, vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp, tăng cường quản lý khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn. Qua đó góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đồng thời thay đổi tập quán sinh hoạt của bà con, cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe cho người dân.
Quảng Ninh có 11,45% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Thời gian qua, Quảng Ninh đã tập trung hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là ban hành các chính sách giáo dục đặc thù dành cho DTTS, miền núi, giúp nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc.
Những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đối với công tác dân tộc, hướng về cơ sở. MTTQ các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến bà con các dân tộc thiểu số; tham mưu và triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, góp phần cải thiện đời sống của người dân đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, các địa phương trong tỉnh đã huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư cho những địa bàn vùng khó, vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng tại các khu vực này ngày càng được hoàn thiện, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn và phát huy, góp phần thiết thực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, sáng 11/2 (mùng 2 Tết), đồng chí Cao Tường Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết một số gia đình người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hải Sơn, TP Móng Cái và kiểm tra nhanh tình hình xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái.
Là thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, Hạ Long được tỉnh ưu tiên phát triển về mọi mặt. Nhất là khi huyện Hoành Bồ sáp nhập vào TP Hạ Long thì thành phố bước sang một giai đoạn mới, một hành trình mới, cơ hội mới để phát triển. Trong đó, ngoài phát triển đô thị trọng điểm, Hạ Long còn chú trọng đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và kết quả thực hiện, do đó cần thiết phải đề xuất điều chỉnh một số nội dung tại chủ trương đầu tư chương trình.
Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là lực lượng quần chúng đặc biệt, có vị trí, vai trò quan trọng, là "điểm tựa cho mọi điểm tựa khác", là "cánh chim đầu đàn", góp phần đắc lực trong công tác tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giúp các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng, Nhà nước tổ chức thực hiện thắng lợi chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng thời thông qua họ nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân gửi tới Đảng, Nhà nước.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi của tỉnh Quảng Ninh luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt quan tâm chăm lo chu đáo. Bằng những chủ trương, nghị quyết đúng đắn, kịp thời, phù hợp với điều kiện địa phương, đối tượng cụ thể, vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã có sự thay da, đổi thịt rõ rệt, từng bước phát triển bền vững, giảm khoảng cách chênh lệch với miền xuôi.
Từ kết quả tích cực của việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp thành phố, cấp xã khi kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân các đơn vị hành chính sau sáp nhập không ngừng được nâng lên, cơ sở hạ tầng được đầu tư, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trong thời gian tới.
Đầm Hà là huyện miền núi có 16 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,67%. Những năm qua, huyện Đầm Hà đã tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh, hiện các địa phương trong tỉnh đang tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, quyết liệt triển khai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp xã, đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trong đó, huyện Vân Đồn và Cô Tô sẽ xây dựng trở thành đặc khu. Hiện 2 địa phương này đã và đang xây dựng đề án, thực hiện các bước đảm bảo tiến độ đề ra.