Ngành chế biến xuất khẩu gỗ Việt Nam có lợi thế về sản xuất nhưng chưa làm chủ được thị trường. Đã đến lúc các doanh nghiệp, hiệp hội hợp tác thực hiện các chuỗi chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh ngành gỗ có quy mô tầm cỡ, tương xứng với năng lực sản xuất, cung ứng để thu hút khách hàng lâu dài.
Xuất khẩu đồ gỗ và nội thất đang gặp nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng vẫn còn dư địa để mở rộng thị phần trong tương lai. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới, đầu tư vào nghiên cứu phát triển, thiết kế, tạo nên giá trị gia tăng cao.
7 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 8,78 tỷ USD, tuy nhiên, ngành hàng này đối diện với khó khăn kép để đạt được mục tiêu hơn 15 tỷ USD đã đạt ra.
Năm 2024, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đạt 16,3 tỷ USD, vượt mục tiêu 15,2 tỷ USD đề ra. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, với 8,17 tỷ USD tăng 24,6% (tương đương 1,61 tỷ USD) và chiếm 56% trong tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Đây cũng là động lực lớn, dự báo giữ đà tăng trưởng cho cả năm 2025.
Các nền kinh tế lớn trên thế giới vừa công bố áp thuế lẫn nhau. Doanh nghiệp thủy sản, trái cây Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội ‘lấp vào chỗ trống’, nhưng ngành gỗ đứng trước thách thức từ thuế đối ứng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nếu Hoa Kỳ áp thuế đối ứng đối với Việt Nam có thể ngay lập tức khiến các đơn hàng sụt giảm. Mức thuế cao sẽ khiến các sản phẩm gỗ từ Việt Nam mất lợi thế cạnh tranh, khách hàng sẽ tìm nguồn cung ứng từ các quốc gia bị áp mức thuế thấp hơn. Về lâu dài điều này sẽ khiến thị trường xuất khẩu gỗ của Việt Nam bị thu hẹp, giá trị mang về từ xuất khẩu lâm sản có nguy cơ sụt giảm đáng kể.