Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng số lợn, bò, gia cầm của cả nước đều tăng so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên từ nay đến cuối năm, ngành chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu để ứng phó những thách thức từ thực tế.
Nếu Covid-19 kéo dài, người chăn nuôi thua lỗ, nhiều nhà máy sản xuất thức ăn vừa và nhỏ có thể bị phá sản, mất cân đối cung cầu và chuỗi cung ứng sẽ đứt gãy.
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2023, ngành chăn nuôi đã đạt một số kết quả khả quan: Đàn vật nuôi cơ bản phát triển tốt; sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,79 triệu tấn, tăng 6,38% so với năm 2022, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tiếp tục hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi (SPCN). Tuy nhiên, để phát triển ổn định trong năm 2024, ngành cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu để ứng phó những thách thức từ thực tế.
Số liệu thống kê mới nhất cho biết trong năm 2023, Việt Nam chi tới 1,4 tỉ USD, khoảng 33.000 tỉ đồng, để nhập 600.000 tấn thịt các loại, chưa kể thịt nhập lậu tràn lan, trong khi người chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thua lỗ và sản phẩm ứ đọng.
Bốn hội, hiệp hội thuộc ngành chăn nuôi vừa có kiến nghị gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề xuất bãi bỏ loạt quy định gây lãng phí và kiểm soát vấn đề thịt nhập.
Dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước, trong đó có một số hộ chăn nuôi trên địa bàn TX Quảng Yên của tỉnh Quảng Ninh. Dịch bệnh nguy hiểm này nếu không được khống chế kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến ngành chăn nuôi lợn và bảo đảm nguồn cung thực phẩm. Trước tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, đòi hỏi các địa phương thực hiện ngay các giải pháp khống chế, dập dịch, không để lây lan diện rộng.
Thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố trong nước đã xuất hiện dịch sởi, cúm. Trong đó, bệnh sởi có xu hướng gia tăng, có địa phương đã công bố dịch sởi. Trong khi, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn và hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy, việc chủ động theo dõi, tăng cường phòng, chống của người dân, cũng như ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ sở là vô cùng cần thiết.
Theo Cục Chăn nuôi và Thú y, năm 2024, ngành chăn nuôi đã đạt một số kết quả khả quan: Đàn lợn, gia súc, gia cầm duy trì ổn định; sản lượng thịt hơi các loại ước đạt hơn 8,2 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển cần đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu, kịp thời tháo gỡ những bất cập từ thực tế.
Trong Quý I/2025, ngành chăn nuôi, một trong những trụ cột của nông nghiệp, tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu tăng trưởng và mở rộng thị trường quốc tế, ngành chăn nuôi đang thay đổi bằng ứng dụng công nghệ hiện đại và tận dụng các cơ hội từ thị trường toàn cầu.
Mặc dù đại dịch Covid – 19 đã đi qua nhiều năm, nhưng loại vi rút này vẫn âm thầm tồn tại trong cộng đồng và luôn có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại ở những quốc gia, vùng, khu vực có điều kiện thuận lợi. Thời gian qua, tại Việt Nam, Covid-19 đã lác đác xuất hiện ở một vài tỉnh, thành phố, ngành Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan trước dịch bệnh này.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, dịch tả lợn châu Phi là một trong những bệnh dịch nguy hiểm nhất trên đàn gia súc. Những năm qua, dịch bệnh này đã gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân. Mặc dù Việt Nam đã sản xuất được vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên số lượng hộ chăn nuôi, trang trại lợn được tiêm phòng vẫn còn hạn chế. Vì vậy, dịch tả lợn châu Phi luôn tiềm ẩn nỗi lo gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.