Trong trường hợp bị EC phạt “thẻ đỏ”, tác động trước mắt và trực tiếp nhất đối với thủy sản Việt Nam sẽ là lệnh cấm thương mại của EC nếu Việt Nam không đáp ứng các quy định về chống khai thác thủy sản IUU. Khi đó, ước tính ngành thủy sản Việt Nam sẽ tổn thất khoảng 480 triệu USD mỗi năm nếu mất thị trường EU.
Nghị định quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 2 năm; mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 2 tỷ đồng.
Các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), hướng tới phát triển nghề cá bền vững, tháo gỡ “thẻ vàng” sớm nhất.
Theo DG-MARE, mặc dù sau 4 năm, khuôn khổ pháp lý đã tương đối đầy đủ nhưng quá trình thực thi việc chống khai thác IUU tại một số địa phương còn nhiều hạn chế, chuyển biến còn chậm.
Nếu không giải quyết được hoạt động khai thác IUU, Việt Nam sẽ bị xác định là quốc gia không hợp tác, rất có thể sẽ bị áp dụng biện pháp “thẻ đỏ” và tất cả sản phẩm thủy sản từ khai thác sẽ bị cấm xuất khẩu vào EU. Gấp rút hoàn thành mục tiêu gỡ “thẻ vàng” trong năm 2022 và 2023 đang được các bộ ngành địa phương gấp rút triển khai, thực hiện.
Ngày 3/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh làm việc với Tổng cục Thủy sản và Đoàn công tác Hoa Kỳ về một số nội dung liên quan đến thực thi pháp luật về IUU - chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian qua, Quảng Ninh có nhiều nỗ lực trong việc chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, từ đó chung tay cùng ngành Thủy sản Việt Nam quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” về IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định) của Ủy ban Châu Âu.
Quảng Ninh có bờ biển dài, vùng biển rộng là lợi thế vô cùng lớn trong nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Thế nhưng, cũng như nhiều địa phương có biển khác trong cả nước, Quảng Ninh đang gặp khó trong triển khai đồng bộ các giải pháp để sớm gỡ “thẻ vàng” về khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định về chống đánh bắt hải sản (IUU).
Quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU, gần đây, Quảng Ninh tập trung gỡ từng cảnh báo cụ thể. Đến thời điểm này, 5/7 cảnh báo của EC đã cơ bản được đáp ứng, 2/7 cảnh báo tiếp tục được triển khai. Đây là cơ sở để thủy sản Quảng Ninh cùng với cả nước sớm xóa “thẻ vàng” trong năm nay như mục tiêu đề ra.
Riêng trong tháng 1/2023, các ngành chức năng và các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm soát tàu cá và thuyền viên, phát hiện và xử lý 50 trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý tàu cá, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ngày 28/2, trên vùng biển xã Quan Lạn và Minh Châu (huyện Vân Đồn), Đồn Biên phòng Quan Lạn tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Biên phòng Việt Nam và các quy định của pháp luật về khai thác, đánh bắt thuỷ sản trên biển cho chủ phương tiện tàu cá đánh bắt xa bờ.
Thời gian qua, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thác IUU) luôn được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ trọng tâm và mang tính cấp bách.
Cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, BĐBP tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung cao điểm 180 ngày chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), quyết tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC.
Chiều 10/8, đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến với 9 địa phương có biển trên địa bàn tỉnh bàn các giải pháp phòng, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.