Những ngày này cách đây 67 năm, Vùng mỏ rực rỡ cờ hoa, muôn người chung một niềm hân hoan, vỡ òa hạnh phúc! Đó là ngày bộ đội ta tiến về tiếp quản Vùng than, chấm dứt hơn 70 năm thực dân Pháp cai trị. Thời gian dẫu có đi qua, nhưng ký ức lịch sử về những ngày giải phóng vẫn vẹn nguyên giá trị, nhắc nhở mỗi người dân Đất mỏ về truyền thống đấu tranh bất khuất giành quyền làm chủ, xây dựng Vùng than ngày một giàu mạnh.
Nếu có một vùng đất nào trên dải đất hình chữ S vừa mang trong mình sự trù phú của tài nguyên, vừa thấm đẫm những dấu ấn lịch sử hào hùng, thì đó chính là Quảng Ninh. Vùng mỏ không chỉ là cái nôi của ngành than Việt Nam, mà còn là chứng nhân của bao thăng trầm, mất mát và chiến thắng. Ở nơi này, những công trường than không chỉ là nơi khai thác vàng đen của Tổ quốc, mà còn là những cột mốc lịch sử, nơi những cái tên khắc ghi tinh thần bất khuất, kỷ luật và đồng tâm của người thợ mỏ.
Trong không khí xúc động và tự hào hướng về dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Vùng mỏ, chúng tôi được trực tiếp gặp gỡ những nhân chứng đã có mặt trực tiếp trong ngày tiếp quản năm xưa. Dù đều đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, trong trái tim họ vẫn sống mãi những ký ức và cảm xúc thiêng liêng của những tháng ngày đã đi vào lịch sử.
Ngày 25/4/1955 trở thành mốc son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh gian khổ nhưng cũng hào hùng để giành độc lập, tự do của người dân Đất mỏ. Trong ngày lịch sử ấy, Vùng mỏ Quảng Ninh rực rỡ cờ hoa, nhân dân vỡ òa hạnh phúc khi khu mỏ Hồng Quảng hoàn toàn giải phóng, chấm dứt hơn 70 năm thực dân Pháp cai trị. Với những người cựu chiến binh từng nhận nhiệm vụ vào tiếp quản Vùng mỏ khi ấy, ký ức về ngày giải phóng Vùng mỏ vẫn hiển hiện đầy xúc động, tự hào.
Ngày 24/4/1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ, chấm dứt 72 năm, quân Pháp xâm chiếm, vơ vét than ở Vùng mỏ Quảng Ninh. Ngày 25/4/1955, tại thị xã Hòn Gai, quân và dân Hồng Quảng đã mít tinh trọng thể mừng khu mỏ được giải phóng. Ủy ban Quân chính Hồng Quảng ra mắt trước toàn thể nhân dân.
Đã 68 năm từ ngày Vùng mỏ được giải phóng, ngày Vùng mỏ rực rỡ cờ hoa, muôn người chung một niềm hân hoan, vỡ òa hạnh phúc, ngày bộ đội ta tiến về tiếp quản Vùng than... Thời gian đi qua, nhưng ký ức lịch sử về những ngày giải phóng vẫn nguyên giá trị, nhắc nhở mỗi người dân Đất mỏ về truyền thống đấu tranh bất khuất để xây dựng Vùng mỏ ngày một giàu mạnh.
Theo Hiệp định Giơ-Ne-Vơ được ký vào tháng 7 năm 1954, một phần của huyện Đông Triều, trong đó bao gồm mỏ Mạo Khê và Bến Cân nằm trong khu vực tập kết 100 ngày (đây là vùng đệm của khu vực 300 ngày giữa ta và Pháp). Đến tháng 10 năm 1954, quân Pháp rút khỏi khu vực 100 ngày. Với vị thế vai trò của người làm chủ, cán bộ và công nhân mỏ Mạo Khê đã khắc phục những khó khăn, nhanh chóng khôi phục mỏ sau khi tiếp quản.
Sinh thời Bác Hồ từng nói: “Liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mạng vì nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi.” Lời dạy của Bác đã trở thành kim chỉ nam, là động lực để các chiến sĩ ngành bưu điện phát huy tinh thần gan dạ, mưu trí, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mặt trận thông tin. Với những chiến sĩ bưu điện Quảng Ninh, họ đã thầm lặng cùng dân tộc viết lên trang sử hào hùng của tự do, độc lập.
Sau thất bại của quân Pháp tại Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ được ký, đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình, chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Tuy nhiên, từ khi đình chiến cho tới lúc hoàn toàn giải phóng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Vùng Mỏ tiếp tục kiên cường, đấu tranh chống lại mọi âm mưu, hành động vi phạm Hiệp định của thực dân Pháp và khẩn trương chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng tiếp quản, khôi phục hoạt động kinh tế.
Năm 1955, sau khi tiếp quản Vùng mỏ, chính quyền Cách mạng đứng trước muôn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất bị tàn phá, sản xuất bị đình trệ, đời sống của nhân dân thiếu thốn. Nhiệm vụ khôi phục hoạt động thương nghiệp, cung cấp hàng hóa thiết yếu và ổn định đời sống nhân dân được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Ngành công nghiệp khai thác than ở Việt Nam chính thức được đặt nền móng từ 1888 cùng với sự ra đời của Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ. Trụ sở công ty này đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh, là chứng nhân của niềm vui chiến thắng của dân tộc thoát khỏi ách nô lệ 80 năm của thực dân Pháp, cũng như lịch sử ngành than của Vùng mỏ bất khuất, anh hùng.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ (25/4/1955 – 25/4/2025) và 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), những ngày này, khắp các tuyến phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Cẩm Phả rực rỡ sắc đỏ của cờ Tổ quốc, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền; tạo nên không khí tưng bừng, phấn khởi.
Trong những ngày của tháng 4 lịch sử, người dân Vùng mỏ nhớ và khắc ghi một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng - Ngày Giải phóng Vùng mỏ 25/4/1955. Ngày này 70 năm trước đã trở thành mốc son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh gian khổ, hào hùng vì khát vọng độc lập dân tộc của nhân dân Vùng mỏ anh hùng.
Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy khó khăn và phức tạp, ở Hải Ninh đã nổi lên một tập thể chiến đấu kiên cường – khu Nà Thuộc, huyện Đình Lập.