25/4/1955 - 25/4/2025
70 NĂM
GIẢI PHÓNG VÙNG MỎ
Sau thất bại của quân Pháp tại Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ (Thụy Sĩ) được ký đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Theo nội dung Hiệp định, đại bộ phận đặc khu Hòn Gai, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên cùng Hải Phòng nằm trong vùng tập kết 300 ngày của quân đội Pháp. Ngày 24/4/1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ, chấm dứt 72 năm, quân Pháp xâm chiếm, vơ vét than ở Vùng mỏ Quảng Ninh. Ngày 25/4/1955, tại thị xã Hòn Gai, quân và dân Hồng Quảng đã mít tinh trọng thể mừng khu mỏ được giải phóng. Ủy ban Quân chính Hồng Quảng ra mắt trước toàn thể nhân dân.
1
Quảng Ninh - Vùng đất chiến lược và mục tiêu xâm lược của thực dân Pháp
Quảng Ninh - Vùng đất chiến lược và mục tiêu xâm lược của thực dân Pháp
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, là nơi có tiềm năng lớn và đa dạng về kinh tế, có vị trí địa lý, quân sự quan trọng. Trong thời kỳ Pháp xâm lược Việt Nam, Quảng Ninh đã trở thành một trong những mục tiêu chiến lược mà thực dân Pháp đặc biệt chú trọng khai thác và kiểm soát. Thực dân Pháp coi việc chiếm, khai thác Vùng mỏ Quảng Yên, Hòn Gai, Cẩm Phả là một mục tiêu trọng điểm.
Chi tiết
Phong trào dân tộc và phong trào công nhân mỏ chống thực dân Pháp
2
Phong trào dân tộc và phong trào công nhân mỏ chống thực dân Pháp
Trước khi có sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào dân tộc và phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh đã có những bước phát triển quan trọng. Phong trào dân tộc với các cuộc khởi nghĩa vũ trang thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Tiếp đó, phong trào công nhân mỏ bắt đầu hình thành và những hành động đấu tranh tự phát, đánh dấu sự lớn mạnh của một lực lượng cách mạng mới, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc chung của cả nước.
Chi tiết
3
Quá trình hình thành những tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Khu mỏ
Quá trình hình thành những tổ chức Cộng sản đầu tiên ở Khu mỏ
Trong dòng chảy lịch sử cách mạng Việt Nam, Khu mỏ Quảng Ninh vốn là vùng công nghiệp lớn nhất Đông Dương với đội ngũ công nhân đông đảo và tập trung, không chỉ là nơi bị thực dân Pháp khai thác nặng nề mà còn là cái nôi sớm nhất hình thành những tổ chức Cộng sản đầu tiên.
Chi tiết
Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Khu mỏ
4
Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Khu mỏ
Ở Quảng Ninh, những Chi bộ Đảng đầu tiên của Khu mỏ đã đáp ứng kịp thời sự đòi hỏi cấp bách của phong trào công nhân, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của công nhân Khu mỏ, thời kỳ đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo có đường lối đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin soi đường.
Chi tiết
5
Cuộc bãi công lớn năm 1936
Cuộc bãi công lớn năm 1936
Cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ tháng 11/1936 giành thắng lợi vẻ vang đã trở thành một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng Việt Nam nói chung, của giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ do Đảng ta lãnh đạo (1936 - 1939).
Chi tiết
Cao trào chống Nhật cứu nước và nổi dậy giành chính quyền
6
Cao trào chống Nhật cứu nước và nổi dậy giành chính quyền
Ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đánh Pháp cùng một lúc trên toàn cõi Đông Dương, chưa đầy một ngày, thực dân Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Nhật chiếm giữ ở những vị trí xung yếu dọc đường số 18, đường số 10 và các huyện biên giới Móng Cái, Hà Cối, Bình Liêu, tiến hành xây dựng lực lượng bảo an ở khắp nơi trong tỉnh. Phát xít Nhật ra sức cải tổ bộ máy ngụy quyền để củng cố sự thống trị của chúng.
Chi tiết
7
Toàn dân kháng chiến ở Vùng mỏ
Toàn dân kháng chiến ở Vùng mỏ
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, giặc Pháp ồ ạt đánh chiếm khắp miền Duyên hải, trong đó có toàn bộ đất đai của ba tỉnh Quảng Yên, Hòn Gai, Hải Ninh.Đảng bộ ta đã huy động sức người, sức của và tài trí của nhân dân dốc vào cuộc kháng chiến, vừa ra sức đánh giặc, vừa tích cực xây dựng, củng cố lực lượng về mọi mặt để đánh lâu dài.
Chi tiết
Cùng cả nước giành thắng lợi
8
Cùng cả nước giành thắng lợi
Để đảm bảo cho chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi to lớn, Đảng ta đã động viên quân dân ta tập trung cao độ sức người, sức của, liên tục tiến công quân địch với tinh thần tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt.
Chi tiết
9
Đấu tranh chống vi phạm hiệp định Giơ-ne-vơ
Đấu tranh chống vi phạm hiệp định Giơ-ne-vơ
Ngày 20/7/1954, sau thất bại nặng nề tại chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính thức đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo nội dung hiệp định, trong vòng 300 ngày, thực dân Pháp phải hoàn tất việc rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi lệnh đình chiến có hiệu lực đến thời điểm giải phóng hoàn toàn, giai cấp công nhân và nhân dân vùng mỏ vẫn tiếp tục đấu tranh bền bỉ, kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm Hiệp định của phía Pháp.
Chi tiết
Vùng mỏ được hoàn toàn giải phóng
10
Vùng mỏ được hoàn toàn giải phóng
Sau thất bại của quân Pháp tại Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ (Thụy Sĩ) được ký đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Theo nội dung Hiệp định, đại bộ phận đặc khu Hòn Gai, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên cùng Hải Phòng nằm trong vùng tập kết 300 ngày của quân đội Pháp. Ngày 24/4/1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ, chấm dứt 72 năm, quân Pháp xâm chiếm, vơ vét than ở Vùng mỏ Quảng Ninh. Ngày 25/4/1955, tại thị xã Hòn Gai, quân và dân Hồng Quảng đã mít tinh trọng thể mừng khu mỏ được giải phóng. Ủy ban Quân chính Hồng Quảng ra mắt trước toàn thể nhân dân.
Chi tiết
11
Vùng mỏ vượt qua khó khăn những ngày đầu tiếp quản
Vùng mỏ vượt qua khó khăn những ngày đầu tiếp quản
Năm 1955, sau hơn 70 năm bị thực dân Pháp đô hộ, Vùng mỏ Quảng Ninh hoàn toàn giải phóng. Bước ra khỏi chiến tranh với nhiều khó khăn, hạ tầng đổ nát, đời sống công nhân lao động kiệt quệ... Trong muôn vàn thử thách, cán bộ, nhân dân Vùng mỏ đã thể hiện bản lĩnh, ý chí quật cường, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, phát triển y tế, giáo dục… Quảng Ninh đã trở thành minh chứng sinh động cho sức sống mãnh liệt của Vùng mỏ anh hùng trong thời gian đầu tiếp quản.
Chi tiết
Sáng mãi truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”
12
Sáng mãi truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”
Sau thất bại của quân Pháp tại Điện Biên Phủ, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ (Thụy Sĩ) được ký đình chỉ chiến tranh, khôi phục hòa bình, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Theo nội dung Hiệp định, đại bộ phận đặc khu Hòn Gai, Cẩm Phả, tỉnh Quảng Yên cùng Hải Phòng nằm trong vùng tập kết 300 ngày của quân đội Pháp. Ngày 24/4/1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ, chấm dứt 72 năm, quân Pháp xâm chiếm, vơ vét than ở Vùng mỏ Quảng Ninh. Ngày 25/4/1955, tại thị xã Hòn Gai, quân và dân Hồng Quảng đã mít tinh trọng thể mừng khu mỏ được giải phóng. Ủy ban Quân chính Hồng Quảng ra mắt trước toàn thể nhân dân.
Chi tiết