Nâng cao chất lượng dân số đang là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số hiện nay. Trên địa bàn TP Hạ Long, nhiều giải pháp hiệu quả đã được các cấp, ngành liên quan thực hiện, nhằm hiện thực hóa mục tiêu này.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, tỉnh Quảng Ninh đã từng bước khống chế tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ sinh giữa các vùng; tiếp tục triển khai hiệu quả các mô hình, đề án dân số; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dân số…
Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân mang lại lợi ích rất lớn đối với các cặp đôi đang chuẩn bị kết hôn; giúp cho họ có thêm kiến thức về chăm sóc sức khỏe để có cuộc sống hạnh phúc, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Tiên Yên là huyện miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khá cao, vì thế một bộ phận hộ gia đình vẫn mang nặng tư tưởng sinh con trai để nối dõi. Trước tình hình này, huyện đã quan tâm, chú trọng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền DS-KHHĐ, tập trung liên quan đến các nội dung, như: Mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn, hiện đại…
Thực hiện công tác dân số trong tình hình mới, huyện Đầm Hà đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông, chú trọng chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nhằm nâng cao chất lượng dân số, hướng tới mục tiêu ổn định quy mô dân số và giảm thiểu mất cân bằng giới tính.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số trong tình hình mới, TP Móng Cái đã có nhiều nỗ lực, trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức, hành vi của người dân theo từng nhóm đối tượng cụ thể.
Hoạt động truyền thông có vai trò hết sức quan trọng trong nhận thức, thay đổi hành vi dựa trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp từng nhóm đối tượng, tạo ra nhiều chuyển biến hiệu quả trong công tác DS-KHHGĐ.
Để từng bước kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, ngành Dân số tỉnh tập trung triển khai Đề án kiểm soát dân số các vùng biển đảo, ven biển (Đề án 52). Đến nay, tỷ lệ sinh con thứ 3 ở khu vực biển đảo, ven biển giảm dần, người dân được tiếp cận ngày một tốt hơn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) an toàn, hiện đại.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường lưu giữ, giáo dục các thành viên trong gia đình. Vì thế, để xây dựng gia đình ngày càng văn minh, tiến bộ, hạnh phúc, việc đảm bảo chất lượng dân số là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình trong xã hội.
Những năm gần đây, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của người dân ngày càng có những chuyển biến rõ nét, chất lượng dân số từng bước được nâng lên.
Để đạt được mục tiêu của chiến lược dân số đến năm 2030, ngành dân số Quảng Ninh luôn đề cao vai trò của công tác truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hành vi của từng nhóm đối tượng trong xã hội, góp phần duy trì và ổn định chất lượng dân số.
Với nhiều hoạt động truyền thông thiết thực, hiệu quả, công tác DS-KHHGĐ của Quảng Ninh đã có những thay đổi rõ nét, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. Người dân đã dần hiểu rõ hơn, nghiêm túc chấp hành các chính sách, pháp lệnh liên quan đến công tác dân số.
Việc thành lập, duy trì các mô hình, CLB dân số đã góp phần không nhỏ trong thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Qua đó từng bước cải thiện chất lượng dân số, giúp đưa các chính sách dân số đến gần hơn với người dân.
Ngành dân số tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động hiệu quả hướng tới thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình trong xã hội hiện nay.
DS-KHHGĐ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước. Hiện việc đảm bảo chất lượng dân số không chỉ là việc của nữ giới mà còn của cả nam giới. Nâng cao vị thế của phụ nữ, khuyến khích nam giới chia sẻ trách nhiệm trong DS-KHHGĐ là một trong những mục tiêu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dân số.