Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, lực lượng vũ trang của Việt Minh chỉ trong buổi sáng 8-6-1945 đã đánh thắng 4 đồn địch gồm đồn Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch (Đông Triều) và Chí Linh (Hải Dương).
Vào ngày 8/6/1945, Chiến khu Trần Hưng Đạo (Chiến khu Đông Triều) ra đời. Đây là mốc son rực rỡ trong những trang sử vẻ vang, hào hùng của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ninh nói chung và của thị xã Đông Triều nói riêng. Ba địa danh đã gắn liền với sự hình thành và ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo đó là Đình Hổ Lao, chùa Bắc Mã và Đồn Cao.
Mỗi người dân huyện đảo Cô Tô hôm nay đều ghi lòng tạc dạ trận đánh Đồn Cao của Đại đội Ký Con vào đêm ngày 13/11/1945. Đây là trận đánh cảm tử thể hiện tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh thân mình để quyết giữ hòn đảo tiền tiêu của tổ quốc.
Cùng với đình Hổ Lao và chùa Bắc Mã, đồn Cao là một trong những địa danh đã gắn liền với sự hình thành và ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo - Chiến khu Đông Triều thời tiền Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Quảng Ninh.
Ghi dấu sự kiện chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước lại có tiềm năng rất lớn về du lịch trải nghiệm văn hóa nhưng di tích lịch sử trận đánh Đồn Cao đêm 13/11/1945 của Đại đội Ký Con tại Cô Tô vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức.