Những Chi bộ Đảng đầu tiên của Khu mỏ đã đáp ứng kịp thời sự đòi hỏi cấp bách của phong trào công nhân, đánh dấu một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của công nhân Khu mỏ, thời kỳ đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo có đường lối đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin soi đường.
Ngày 20/7/1954, sau thất bại nặng nề tại chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính thức đình chiến, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Theo nội dung hiệp định, trong vòng 300 ngày, thực dân Pháp phải hoàn tất việc rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi lệnh đình chiến có hiệu lực đến thời điểm giải phóng hoàn toàn, giai cấp công nhân và nhân dân Vùng mỏ vẫn tiếp tục đấu tranh bền bỉ, kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm Hiệp định của phía Pháp.
Năm 1959, trong lần Bác Hồ về thăm làng cá và bà con ngư dân Tuần Châu của Quảng Ninh, Cát Bà của Hải Phòng, Bác đã căn dặn, “Biển của ta do dân ta làm chủ”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong những năm qua, nối tiếp những thế hệ ngư dân Quảng Ninh cùng toàn thể hệ thống chính trị của tỉnh đã gìn giữ, bảo vệ và phát huy hợp lý giá trị của biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế thuỷ sản gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Cách đây gần 70 năm, cùng với niềm vui lớn lao khi Vùng mỏ Quảng Ninh được giải phóng, một hành trình mới đã bắt đầu – hành trình dựng xây và phát triển giáo dục giữa gian khó và thiếu thốn mọi bề. Những trang sử đầu tiên của nền giáo dục cách mạng đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người của lớp lớp các thế hệ nhà giáo Quảng Ninh.
Tròn 70 năm ngày Giải phóng Vùng mỏ (25/4/1955 – 25/4/2025) – một dấu mốc lịch sử quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình phát triển của Vùng mỏ anh hùng. Cùng xem lại những hình ảnh đầy tự hào đã qua để thêm trân quý hiện tại, thêm yêu quê hương Vùng mỏ và nỗ lực cống hiến, dựng xây để Quảng Ninh ngày một phát triển bứt phá, xứng đáng với tầm vóc mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Ngày 24/4/1955, tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi khu mỏ, chấm dứt 72 năm, quân Pháp xâm chiếm, vơ vét than ở Vùng mỏ Quảng Ninh. Ngày 25/4/1955, tại thị xã Hòn Gai, quân và dân Hồng Quảng đã mít tinh trọng thể mừng Khu mỏ được giải phóng, tại đây Ủy ban Quân chính Hồng Quảng ra mắt trước toàn thể nhân dân.
Đối với mỗi người dân vùng mỏ Quảng Ninh, ngày 25/4 là một ngày có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Cách đây 70 năm, ngày 25/4/1955, Vùng mỏ hoàn toàn được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, trở thành mốc son chói lọi trong sự nghiệp đấu tranh gian khổ, hào hùng vì khát vọng độc lập, tự do của quân và dân Vùng mỏ. Phát huy truyền thống anh hùng, Quảng Ninh hôm nay đã đổi thay cả tầm vóc và diện mạo, bứt phá vươn mình trở thành tỉnh năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời lửa đạn vẫn chưa phai trong trái tim của những người thợ Nhà sàng Cửa Ông. Hôm nay, trong nhịp đập hối hả của thời đại mới, những người con ấy vẫn miệt mài lao động, tiếp nối truyền thống vẻ vang của cha anh.
Quảng Ninh, nơi thấm đẫm những dấu chân đầu tiên của người thợ mỏ Việt Nam từ hơn một thế kỷ trước. Từ những ngày tháng bị thực dân áp bức, những người thợ mỏ ngành Than đã trải qua bao cuộc đấu tranh kiên cường, để rồi chính họ đã trở thành lực lượng tiên phong tiếp quản, xây dựng ngành Than độc lập, tự chủ của người Việt Nam.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, hòa trong niềm hân hoan của nhân dân cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối ngày 25/4, tỉnh Quảng Ninh long trọng tổ chức Chương trình Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Vùng mỏ 25/4 (1955-2025) với chủ đề “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”. Đây là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh của nhân dân Vùng mỏ. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh ghi lại cảm xúc của các cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Quảng Ninh