21
575
Chuyển đổi số/
/chuyen-doi-so
152
Truyền hình
/truyen-hinh
3355241
1500487
Đổi thay tích cực từ chuyển đổi số
khi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-tiep-can-chuyen-doi-so
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Đổi thay tích cực từ chuyển đổi số

Đầm Hà có trên 60% dân số là đồng bào DTTS, những năm gần đây, với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chuyển đổi số đang dần lan tỏa tới từng thôn bản, mang đến những đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào DTTS nơi đây.

Đầm Hà có trên 60% dân số là đồng bào DTTS, những năm gần đây, với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, chuyển đổi số đang dần lan tỏa tới từng thôn bản, mang đến những đổi thay tích cực trong đời sống đồng bào DTTS nơi đây.

Theo ông Tô Xuân Lợi, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà, quá trình thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện gặp rất nhiều thách thức. Đa số người dân là đồng bào DTTS, trình độ dân trí còn hạn chế, thu nhập thấp, ít có điều kiện tiếp cận công nghệ. Cơ sở hạ tầng mặc dù đã được đầu tư, song ở một số khu vực vùng sâu, vùng xa, tốc độ mạng Internet còn chập chờn, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đặc biệt, rào cản ngôn ngữ vẫn tồn tại khi nhiều người DTTS chưa thông thạo tiếng Việt, gây khó khăn trong việc tiếp cận các nền tảng số và thông tin hướng dẫn.

Ngoài ra, nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại cơ sở còn thiếu và yếu. Ở nhiều xã vùng cao, số cán bộ được đào tạo chuyên môn về công nghệ thông tin còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến việc hỗ trợ người dân sử dụng các nền tảng số, dịch vụ công trực tuyến hay các ứng dụng thiết thực trong sản xuất, đời sống.

Tổ công nghệ số thôn Tân Sơn (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) đến nhà người dân tuyên truyền nội dung chuyển đổi số. Ảnh: Ngọc Trâm

Để vượt qua những khó khăn, huyện Đầm Hà đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và linh hoạt nhằm đưa chuyển đổi số đến gần hơn với đồng bào DTTS. Huyện xác định công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức là nhiệm vụ tiên quyết. Bằng nhiều hình thức đa dạng như tuyên truyền lưu động, phát tờ rơi, tổ chức lớp tập huấn tại thôn bản, hướng dẫn trực tiếp bằng tiếng dân tộc, các nội dung về chuyển đổi số dần trở nên dễ hiểu, dễ tiếp cận hơn với người dân vùng cao.

Song song với đó, hệ thống hạ tầng số tiếp tục được đầu tư nâng cấp. Tính đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã được phủ sóng Internet cáp quang, 4G. Các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được triển khai rộng rãi, từng bước thay đổi thói quen làm việc và giao dịch của cán bộ, người dân.

Đặc biệt, các mô hình chuyển đổi số gắn với sản xuất, kinh doanh tại cộng đồng dân cư đã bước đầu phát huy hiệu quả. Điển hình như các HTX ở xã Tân Bình, Quảng Lâm… đã áp dụng công nghệ số trong quảng bá, tiêu thụ nông sản qua các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Một số hộ dân đã biết sử dụng smartphone để tra cứu thông tin thị trường, học kỹ thuật canh tác, chăn nuôi hiệu quả từ Internet.

Người dân xã Tân Lập, huyện Đầm Hà trao đổi thông tin về các nền tảng ứng dụng công nghệ số.

Nhờ chuyển đổi số, đời sống đồng bào DTTS ở Đầm Hà đang từng bước thay đổi tích cực. Nhiều người dân giờ đây có thể thanh toán điện tử, nộp hồ sơ hành chính trực tuyến, đăng ký khám chữa bệnh không dùng giấy. Việc học tập, cập nhật kiến thức không còn là điều xa vời với người dân vùng cao khi các thiết bị thông minh và nền tảng trực tuyến ngày càng phổ biến.

Ông Lý Văn Lưu, người dân thôn Nà Làng, xã Quảng Tân, chia sẻ: “Trước đây chúng tôi chỉ quen dùng điện thoại để nghe gọi, giờ thì biết vào mạng xem tin tức, đăng ký khám bệnh từ xa. Được cán bộ xã hướng dẫn nhiều lần, giờ tôi thấy cũng không khó như tưởng tượng”.

Thực tế cho thấy, chuyển đổi số tại Đầm Hà không chỉ là một quá trình kỹ thuật, mà còn là hành trình thay đổi nhận thức, thói quen và phong cách sống của người dân. Đặc biệt, khi người DTTS được đồng hành, hướng dẫn và tạo điều kiện tiếp cận công nghệ, họ không những bắt kịp xu thế, mà còn trở thành lực lượng tích cực thúc đẩy chuyển đổi số tại cơ sở.

Chuyển đổi số tại Đầm Hà đang mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, góp phần thu hẹp khoảng cách số giữa miền núi và miền xuôi. Với phương châm “Lấy người dân là trung tâm, là chủ thể”, huyện tiếp tục tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, nâng cao khả năng hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ số. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp viễn thông đồng hành nâng cấp hạ tầng số và mở rộng vùng phủ sóng.

Cùng chuyên mục