21
26
Nông nghiệp - Nông thôn/
/nong-nghiep-nong-thon
2
Kinh tế
/kinh-te
3232514
1386064
Triển vọng từ mô hình trồng na ở Đầm Hà
dam-ha-tin-hieu-vui-tu-loai-cay-co-the-manh-phat-trien
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Triển vọng từ mô hình trồng na ở Đầm Hà

Cây na là một trong 4 loại cây chủ lực (na, bưởi, chanh leo, mít) được huyện lựa chọn trong giai đoạn đầu của Đề án “Phát triển vùng cây ăn quả tập trung huyện Đầm Hà đến năm 2030”.

Cây na là một trong 4 loại cây chủ lực (na, bưởi, chanh leo, mít) được huyện lựa chọn trong giai đoạn đầu của Đề án “Phát triển vùng cây ăn quả tập trung huyện Đầm Hà đến năm 2030”. Theo kế hoạch, năm 2023, xã Tân Bình được giao tiên phong thí điểm mô hình trồng cây na trên diện tích gần 3ha. 

Xã Tân Bình có gần 30 mô hình vườn mẫu NTM; tuy nhiên mô hình nhỏ lẻ, hiệu quả kinh tế chưa cao.
Nhiều hộ có kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây na, là một trong những điều kiện để xã thí điểm trồng cây na.
Ông Phạm Văn Viện (thôn Tân Lương) cho biết: Sản phẩm quả na được người tiêu dùng ưa chuộng, nhưng do sản xuất quy mô gia đình, nên ông gặp khó khăn trong vận chuyển, tiêu thụ nhỏ, lẻ.
 Ông Hoàng Đức Đông (thôn Cái Giá) mong muốn địa phương sớm phát triển được vùng trồng na tập trung, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Mô hình thí điểm thành công, được nhân rộng sẽ nâng cao đáng kể thu nhập của nông dân xã.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, diện tích trồng na toàn tỉnh hiện đạt trên 1.220ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 14.000 tấn với chủ yếu hai giống na dai và na bở. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất na tập trung như tại các địa phương: Việt Dân, An Sinh, Bình Khê, Tân Việt (TX Đông Triều); Tiền An (TX Quảng Yên), sản phẩm na đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Cùng chuyên mục