21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3311772
1459943
Xúc động Lễ tưởng niệm giữa biển trời Cửa Lục
xuc-dong-le-tuong-niem-giua-bien-troi-cua-luc
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Xúc động Lễ tưởng niệm giữa biển trời Cửa Lục

Nhiều thập niên qua, "Sự kiện Vịnh Bắc Bộ" và chiến công đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 của quân và dân ta đã đi vào lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc như một sự kiện tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.

Sáng 1/8, tại vùng biển Cửa Lục, Hạ Long, Quân chủng Hải quân và tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và nhân dân đã chiến đấu anh dũng, hy sinh trong trận đánh ngày 2 và 5/8/1964.

Cách đây 60 năm, nhằm cứu vãn sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ đã tiến hành phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam, hòng làm nhụt ý chí chiến đấu quyết tâm giải phóng miền Nam của quân và dân ta. Trước hành động của đế quốc Mỹ, Hải quân nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc đã chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm đánh đuổi tàu khu trục Maddox và bắn cháy 8 máy bay, bắn hỏng nhiều chiếc khác. Trong trận chiến đấu ấy, nhiều cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã anh dũng ngã xuống và bị thương.

Chiến thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 của quân và dân ta đã đi vào lịch sử của dân tộc như một sự kiện tiêu biểu cho ý chí quyết chiến, quyết thắng, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Và những hy sinh, sự dâng hiến của các anh hùng liệt sĩ và nhân dân trong trận chiến mãi mãi được khắc ghi trong lịch sử. 60 năm qua, sóng biển có thể xóa nhòa mọi dấu vết, nhưng không thể xóa nhòa được ký ức bi tráng của Nhân dân Việt Nam về những con người quả cảm, mà sự hy sinh của họ được dựng thành những tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc. Tinh thần chiến đấu của các anh là một nốt son trong lịch sử dân tộc mà thế hệ hôm nay và mai sau phải khắc cốt, ghi tâm.

Đông đảo các đại biểu cùng thân nhân các liệt sĩ, các nhân chứng lịch sử, những người trực tiếp tham gia trận đánh 60 năm trước về dự lễ tưởng niệm và dâng nén hương thơm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Ông Lê Đăng Nhự (sinh năm 1940, quê xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hoá), nguyên Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 127, một trong những người có mặt tại vùng biển Bãi Cháy - Quảng Ninh đúng vào thời điểm máy bay địch tập kích. Mặc dù đã 85 tuổi, đã yếu nhưng ông vẫn có mặt ở Lễ tưởng niệm để thắp nén hương tưởng niệm những đồng đội đã hi sinh.
Những người lính năm xưa thắp những nén hương tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống cho Tổ quốc hôm nay.
Các đại biểu thả vòng hoa tại vùng biển Cửa Lục để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các anh hùng liệt sĩ và nhân dân đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vòng hoa mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ".
Các đại biểu thả hoa và hạc giấy tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và nhân dân hy sinh trong chiến thắng trận đầu.
Hoa và hạc giấy được thả xuống vịnh Cửa Lục để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và nhân dân hy sinh trong Chiến thắng trận đầu.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 1 Hải quân trên các tàu trang nghiêm dự lễ.
60 năm trôi qua nhưng những anh hùng liệt sĩ vẫn sống mãi trong lòng đồng đội và nhân dân Việt Nam,

Ông Đỗ Ka Tụng (phường Cửa Ông, TP Cẩm Phả), người chiến sĩ Hải quân từng tham gia trận chiến đấu tại cửa sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) chia sẻ với trung sỹ Phạm Hải Nam (tàu 511 Hải đội 4 Lữ đoàn 169) về trận chiến năm xưa.
Cựu chiến binh Phạm Khắc Định, 85 tuổi, Tiểu đoàn pháo cao xạ 217, Quân chủng Phòng không - Không quân, từng tham gia trận đánh ngày 5/8/1964 bên bờ Cửa Lục, trò chuyện với các đoàn viên thanh niên Trường THPT Bãi Cháy, TP Hạ Long.

Cùng chuyên mục