21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2390242
793959
Xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người nghèo
xoa-bo-tu-tuong-trong-cho-y-lai-cua-nguoi-ngheo
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Xoá bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người nghèo

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 25/2018/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Lý do bãi bỏ là do những thay đổi về cơ chế, chính sách, sự chuyển mình của nền kinh tế, nên các chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp, cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay...

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 25/2018/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Lý do bãi bỏ là do những thay đổi về cơ chế, chính sách, sự chuyển mình của nền kinh tế, nên các chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp, cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay...

Giai đoạn trước, chính sách thiết kế là hỗ trợ trực tiếp bằng hình thức cho không nên chỉ thích hợp trong thời gian ngắn hạn, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu tính bền vững. Đặc biệt, xuất hiện một bộ phận người dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, do chính sách hỗ trợ thực hiện trong thời gian dài, nhưng định mức hỗ trợ không được điều chỉnh, còn quá thấp, chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo ở vùng khó khăn, chưa đạt được mục tiêu chính sách đề ra.

Hơn nữa hiện nay, bên cạnh chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn, đã có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khác cho người nghèo vùng khó khăn, vì vậy càng làm cho hiệu quả và ý nghĩa của chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày càng không có ý nghĩa, tác dụng trên thực tế...

Thực tế thời gian qua cho thấy, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách đối với công tác xoá đói, giảm nghèo, nhất là với đối tượng hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng miền và trên phạm vi cả nước đã giảm mạnh qua từng năm và Việt Nam trở thành điểm sáng trong công tác giảm nghèo, được thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều hộ nghèo đã biết khai thác, phát huy các lợi thế về sức lao động của gia đình, điều kiện tự nhiên nơi sinh sống, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước để tự lực vươn lên xoá nghèo, có cuộc sống ổn định và từng bước làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương, hộ gia đình tiêu biểu trong vượt khó thoát nghèo, thì vẫn còn một bộ phận người dân, hộ gia đình không muốn thoát nghèo, không muốn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, để mong tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước. Sự trông chờ, ỷ lại này không chỉ gây khó khăn, cản trở cho công tác xoá đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương mà còn kìm hãm sự phát triển, đổi mới ở nhiều vùng đất. Đáng buồn hơn là nhiều hộ gia đình nghèo khi được hỗ trợ trực tiếp đã không sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí này đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao đời sống mà lại dùng vào việc mua sắm đồ đạc hay tiêu dùng hàng ngày như mua lương thực, thực phẩm, tổ chức ăn uống, rượu chè v.v.. Vì vậy, ở nhiều địa phương tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, tình trạng tái nghèo còn diễn ra khá phổ biến.

Vì vậy, chủ trương bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn để thay vào đó bằng các chính sách hỗ trợ khác thiết thực, hiệu quả hơn, như hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giống, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm chắc chắn sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác xoá đói, giảm nghèo của các địa phương. Và kết quả đạt được sẽ bền vững, lâu dài hơn. Đặc biệt là khắc phục, loại bỏ được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước ở một bộ phận người dân, giúp họ có ý thức, quyết tâm vượt qua khó khăn để thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống...

Thanh Tùng

Cùng chuyên mục