21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2349430
719586
Xoá bỏ tư tưởng "ngại thoát 135"
xoa-bo-tu-tuong-ngai-thoat-135
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Xoá bỏ tư tưởng "ngại thoát 135"

Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh ngày 3-12-2016 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 đã xác định nhóm giải pháp thứ 12 là quan tâm đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Theo đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án: "Nhiệm vụ, giải pháp đưa 22 xã và 11 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, thoát khỏi chương trình 135 giai đoạn 2017-2020" với phương châm không làm thay, làm hộ, gắn với trách nhiệm của bí thư cấp uỷ.

Nghị quyết 06 của BCH Đảng bộ tỉnh ngày 3-12-2016 về phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 đã xác định nhóm giải pháp thứ 12 là quan tâm đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Theo đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án: “Nhiệm vụ, giải pháp đưa 22 xã và 11 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, thoát khỏi chương trình 135 giai đoạn 2017-2020” với phương châm không làm thay, làm hộ, gắn với trách nhiệm của bí thư cấp uỷ.

Đã từng đến các thôn, bản khó khăn của tỉnh, trò chuyện với các hộ nghèo, tôi nhận thấy, không phải do điều kiện canh tác, cơ sở hạ tầng quá khó khăn, do thiếu giống, vốn, thiếu mô hình sản xuất để học tập khiến họ nghèo mãi. Khi chúng tôi đến thôn Nà Bắp (xã Đồn Đạc, Ba Chẽ) thôn có 111 hộ dân đều là đồng bào dân tộc Dao, trước đây do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, giao thương khó khăn nên 100% số hộ trong thôn là hộ nghèo nhưng từ khi tuyến đường từ trung tâm xã xuống thôn được đầu tư giao thương thuận lợi, người dân được giao đất, giao rừng, được hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng, trồng cây dược liệu, hoa màu, chăn nuôi, được hỗ trợ con giống, cây giống, vật tư sản xuất nên đời sống đã có sự thay đổi lớn. Ở Nà Bắp bây giờ có nhiều hộ xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm được tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Thế nhưng khi hỏi thì cán bộ thôn, xã đều vẫn khẳng định trong thôn vẫn còn rất nhiều hộ nghèo, Nà Bắp vẫn là thôn khó khăn.

Từ Nà Bắp nhìn rộng ra toàn tỉnh, 22 xã, 11 thôn được xác định nằm trong diện xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 của Chính phủ, có nhiều thôn, xã chắc chắn sự đặc biệt khó khăn không còn do điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông chia cắt nữa, do thiếu vốn, giống, trình độ canh tác. Bởi trong 5 năm gần đây, chỉ riêng nguồn vốn từ ngân sách đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh đã là 613,9 tỷ đồng, 22 xã đặc biệt khó khăn đã có đường ô tô đến trung tâm xã; 78% đường thôn đã và đang được cứng hoá, 85% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 95% hộ được dùng điện lưới quốc gia... 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã triển khai hỗ trợ cho 2.723 hộ nghèo, với tổng số vốn đã triển khai thực hiện là 6,98 tỷ đồng. UBND tỉnh đã quyết định phân bổ kinh phí 3,9 tỷ đồng để thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ nông, lâm nghiệp phát triển bền vững) và Chương trình 135.

Như vậy, rõ ràng sự hỗ trợ đầu tư từ tỉnh, huyện, cộng đồng là rất lớn, không thể đổ lỗi nghèo mãi do hạ tầng khó khăn, do không có vốn, điều kiện, trình độ sản xuất mà tựu chung lại có thể nhận thấy cái nghèo chính là tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chờ hưởng các chế độ chính sách nên ngại thoát nghèo. Qua các cuộc kiểm tra, khảo sát của các cơ quan chuyên môn thì không chỉ ở người dân mà còn chính cán bộ địa bàn đó cũng “ngại thoát 135”. Lý do cũng là bởi sự hỗ trợ, chế độ dành cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các xã, thôn thuộc diện 135 cao. Trong rất nhiều cuộc họp kiểm điểm tiến độ đưa 22 xã, 11 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo, phải có phương án thoát nghèo cho người dân một cách hiệu quả, bền vững. Phải để cho người dân hiểu rằng sự hỗ trợ của tỉnh chỉ mang yếu tố thúc đẩy và chỉ có giai đoạn, quan trọng nhất là người dân phải dần tự lực để thoát nghèo. Đứng ở góc độ địa phương, phải có giải pháp thật cụ thể về vấn đề giải quyết việc làm cho các đối tượng hộ nghèo như: Đưa lao động vào các khu công nghiệp, phát triển kinh tế hộ, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp cho nhân dân... Cần căn cứ vào tiêu chí cụ thể để bóc tách các đối tượng thuộc diện đặc biệt khó khăn để có giải pháp hợp lý, hiệu quả. Các giải pháp phải mang tính thực tiễn, áp dụng được vào địa phương, được người dân đồng tình thực hiện. Dứt khoát đến năm 2020 các xã, thôn này phải thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Việc đưa các xã, thôn, bản ra khỏi diện đặc biệt khó khăn theo chỉ đạo của tỉnh là nhiệm vụ chính trị của địa phương, dứt khoát phải thực hiện nghiêm, theo đúng lộ trình đặt ra. Sau năm 2020 sẽ không có cơ chế cho cán bộ thụ hưởng chính sách nữa, mà chỉ có xây dựng chính sách riêng cho người dân.

Xoá bỏ tư tưởng ngại thoát 135 không chỉ đối với người dân, mà còn ở cả cán bộ.

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục