21
9
Đời sống/
/doi-song
3356250
1501428
Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
vitamin-c-dang-sui-dung-sao-cho-dung
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Vitamin C là vi chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ tổng hợp collagen và giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Trong số các dạng bổ sung hiện nay, vitamin C dạng sủi đang được nhiều người ưa chuộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, không ít người đặt câu hỏi liệu vitamin C dạng sủi có thực sự tốt? Những đối tượng nào nên hoặc không nên sử dụng?...

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt.

1. Vitamin C dạng sủi là gì?

Vitamin C dạng sủi là một chế phẩm có chứa acid ascorbic (hoặc các dẫn xuất của nó), được bào chế dưới dạng viên sủi bọt. Khi hòa tan trong nước, viên sủi phản ứng giải phóng khí CO₂, giúp tan nhanh và tạo thành dung dịch dễ uống, dễ hấp thu hơn so với các dạng viên nén hoặc viên nang thông thường.

Ưu điểm của vitamin C dạng sủi là:

- Hấp thu nhanh: Dạng dung dịch giúp cơ thể hấp thu nhanh qua niêm mạc tiêu hóa.

- Dễ uống: Có hương vị cam, chanh… phù hợp với cả người lớn và trẻ em.

- Giảm kích ứng dạ dày: Dung dịch sau khi hòa tan thường có pH trung tính hơn so với dạng uống trực tiếp.

- Phù hợp với người gặp khó khăn khi nuốt thuốc: Người cao tuổi, trẻ nhỏ hoặc người bệnh có thể sử dụng dễ dàng hơn.

2. Những lưu ý khi sử dụng vitamin C dạng sủi

2.1 Hàm lượng cao hơn nhu cầu khuyến cáo

Nhiều sản phẩm vitamin C dạng sủi có hàm lượng từ 500 đến 1000mg/viên, trong khi mức khuyến nghị hằng ngày là:

  • Người lớn: 65 – 90mg/ngày (tối đa 2000mg/ngày).
  • Trẻ em: 15 – 75mg/ngày, tùy độ tuổi.

Việc sử dụng liều cao kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn.
  • Tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, đặc biệt ở người có tiền sử sỏi hoặc tăng oxalat niệu.
  • Làm sai lệch một số kết quả xét nghiệm sinh hóa máu.

2.2 Chứa natri, cần lưu ý ở người có bệnh nền

Vitamin C dạng sủi thường có natri bicarbonat hoặc natri citrat để tạo hiệu ứng sủi bọt. Việc sử dụng thường xuyên có thể làm tăng lượng natri nạp vào cơ thể, không phù hợp với các đối tượng cần ăn nhạt như:

  • Người tăng huyết áp
  • Bệnh nhân suy tim, suy thận mạn...

Trong các trường hợp này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc lựa chọn các sản phẩm không chứa natri.

2.3 Không nên uống khi đói

Vitamin C có tính acid nhẹ, dù ở dạng sủi hay viên uống, nếu dùng khi bụng đói có thể gây cồn cào, xót ruột, nhất là ở những người có bệnh lý dạ dày.

Người có tiền sử sỏi thận hoặc rối loạn chuyển hóa oxalat cần thận trọng khi dùng C sủi.

3. Những ai nên và không nên dùng vitamin C dạng sủi?

Nên bổ sung trong các trường hợp:

- Người có chế độ ăn ít rau củ quả tươi.

- Người đang trong giai đoạn cảm lạnh, cúm, sốt cần tăng cường miễn dịch.

- Người hút thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm.

- Người sau phẫu thuật, có vết thương cần phục hồi nhanh....

Cần thận trọng hoặc hạn chế sử dụng nếu:

- Có tiền sử sỏi thận hoặc rối loạn chuyển hóa oxalat.

- Đang mắc các bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, suy thận.

- Đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc điều trị tăng huyết áp, có thể xảy ra tương tác thuốc.

- Đang sử dụng kháng sinh nhóm tetracyclin hoặc fluoroquinolon, nên uống cách xa ít nhất 2 giờ.

Cùng chuyên mục