21
2
Kinh tế/
/kinh-te
3346807
1492631
Việt Nam là hình mẫu phát triển kinh tế giữa biến động toàn cầu
viet-nam-la-hinh-mau-phat-trien-kinh-te-giua-bien-dong-toan-cau
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Việt Nam là hình mẫu phát triển kinh tế giữa biến động toàn cầu

Trong tháng 2.2025, báo chí nước ngoài có nhiều nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, đánh giá cao khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nhiều thách thức toàn cầu.

Trong tháng 2.2025, báo chí nước ngoài có nhiều nhận định tích cực, lạc quan về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, đánh giá cao khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nhiều thách thức toàn cầu.

Lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Ảnh: Hải Nguyễn

Trang East Asia Forum (Australia) nhận định Việt Nam là hình mẫu phát triển kinh tế trong thời kỳ biến động toàn cầu. Với bộ máy lãnh đạo mới, Việt Nam đang hướng tới phát triển công nghệ cao, thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và cải cách thể chế. Bằng cách thu hút đầu tư công nghệ toàn cầu, mạnh tay chống tham nhũng và theo đuổi cách tiếp cận ngoại giao tinh tế, Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Tờ Financial Times (Anh) cho hay, các mối liên kết thương mại của Việt Nam đã mở rộng đáng kể trên toàn cầu, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Bắc Á, Liên minh châu Âu và các nước ASEAN. Hiệu suất này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hai thập kỷ qua.

Việt Nam đã vượt trội so với phần còn lại của khu vực trong việc thu hút FDI, thu hút dòng vốn từ các quốc gia, vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc và Mỹ.

Theo trang economic-research.bnpparibas.com (Pháp), các yếu tố thuận lợi cho kinh tế Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng bao gồm: lĩnh vực xuất khẩu đang được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với hàng điện tử và tiếp tục gia tăng năng lực sản xuất nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); lĩnh vực bất động sản đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng 2022 - 2023; tiêu dùng tư nhân có khả năng tăng và Chính phủ có dư địa tăng chi tiêu và đầu tư.

Trang The Globalist (Anh) đưa tin, mức sống của người dân Việt Nam đang dần tiệm cận với các nước láng giềng giàu có hơn: Đến năm 2024, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua Philippines và tiệm cận Indonesia. GDP của Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm là 5% theo giá trị thực trong 20 năm qua, nhanh hơn 1,7 lần so với tốc độ trung bình toàn cầu.

Trong thập niên tới, Việt Nam sẽ có thêm 36 triệu người gia nhập tầng lớp tiêu dùng. Các thành phố có khả năng trở thành động lực tăng trưởng của Việt Nam, đóng góp khoảng 90% tổng mức tăng trưởng tiêu dùng trong thập niên tới. Việt Nam còn có những lợi thế đáng kể để phát triển như có cảng nước sâu ở cả phía Bắc và phía Nam, có kết nối đường bộ tốt với các nước khác trên bán đảo Đông Dương.

Số lượng cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao ở Việt Nam sẽ tăng 30% trong giai đoạn 2023-2028, cao nhất ở Đông Nam Á sau Malaysia và Indonesia. Điều đó có nghĩa là 978 người Việt Nam có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.

Trang Investing.com của Mỹ đánh giá cao khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nhiều thách thức toàn cầu. Báo cáo đầu tư tháng 1.2025 của Quỹ đầu tư Vietnam Holding (VNH) đánh giá, tháng 1.2025, thị trường chứng khoán của Việt Nam biến động mạnh, phản ánh sự bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, các lĩnh vực như ngân hàng và bán lẻ vẫn ổn định nhờ vào những biện pháp kích thích của Chính phủ. Mặc dù số ngày làm việc ít hơn do Tết Nguyên đán và căng thẳng địa chính trị toàn cầu đang diễn ra ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nhưng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực.

Bất chấp những thách thức trong ngắn hạn, báo cáo cho thấy sự lạc quan về dài hạn đối với nền kinh tế Việt Nam, nêu bật nền tảng vững chắc và cơ hội tăng trưởng của Việt Nam. Du lịch ghi nhận sự khởi đầu tích cực trong năm 2025, với kỷ lục 2,1 triệu lượt khách quốc tế vào tháng 1.2025, vượt qua mức trước đại dịch COVID-19 và tăng 36,9% so với năm 2024. Tăng trưởng du lịch, cùng với chi tiêu trong nước và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, có thể bù đắp sự sụt giảm tiềm tàng trong hoạt động xuất khẩu do tình trạng gián đoạn thương mại toàn cầu.

Cùng chuyên mục