21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2386317
787487
Vì một đại dương xanh
vi-mot-dai-duong-xanh
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Vì một đại dương xanh

Cùng chung tay giữ màu xanh của biển", tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, lan tỏa tinh thần vì một đại dương khỏe mạnh hơn, cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày đại dương thế giới năm 2018 sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh vào dịp cuối tháng 5 và đầu tháng 6 với chủ đề “Cùng chung tay giữ màu xanh của biển”. Chủ đề Tuần lễ Biển và Hải đảo năm nay còn hướng tới việc khuyến khích các giải pháp cho vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa và ngăn chặn rác thải nhựa trên biển vì một đại dương khỏe mạnh hơn, cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong những năm qua từ trung ương đến địa phương đều đã thiết lập và vận hành hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về biển và hải đảo. Nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đã được nâng lên, hầu hết các địa phương đều có cách làm riêng khá hiệu quả để khai thác, phát huy và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Điển hình như đối với tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư mạng lưới giám sát môi trường tự động với 26 trạm, trong đó có 6 điểm quan trắc môi trường nước biển tại các vị trí đặc biệt nhạy cảm: Cảng Cái Rồng, Tuyển than Cửa Ông, Cảng Vũng Đục, Cầu cảng xi măng Cẩm Phả, Cảng dầu B12, Cảng khách Tuần Châu. Tỉnh đã phối hợp với Tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) triển khai Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại khu vực Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” do JICA tài trợ.

Đặc biệt tỉnh đã hoàn thành công tác “Điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh”. Đề tài đã kiểm kê, tổng hợp được các số liệu về tài nguyên môi trường biển hải đảo của 10 địa phương có biển (Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Hạ Long, Hoành Bồ, Quảng Yên). Cùng với đó, xây dựng thành công phần mềm và cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên, môi trường biển đảo Quảng Ninh; bản đồ chuyên đề hiện trạng khai thác khoáng sản ven biển tỷ lệ 1/50.000; bản đồ hiện trạng đất ngập nước ven biển tỷ lệ 1/50.000; 8 báo cáo phân tích đánh giá của 8 đối tượng nghiên cứu: Thuỷ hải sản; du lịch biển; môi trường biển; khoáng sản biển; đất ngập nước ven biển; bảo tồn biển; hệ thống cảng bến; hệ thống đảo. Kết quả của công tác điều tra tài nguyên môi trường biển đảo đóng góp vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường biển, đảo tỉnh Quảng Ninh.

Mặc dù đã có những chuyển biến rất tích cực nhưng tài nguyên, môi trường ven biển hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức. Đó là tình trạng khai thác và sử dụng thiếu bền vững làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái biển và ô nhiễm môi trường biển, hải đảo, nhất là những vùng biển ven bờ. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay nước biển tại một số khu vực có biểu hiện bị a-xit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Do chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng vùng bờ, với ước tính có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và hơn 70 loài đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Tác động của biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng cao đang có những tác động đến cảnh quan, hệ thống đảo, hang động và đa dạng sinh học, tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước và bảo đảm nguồn sống cho người dân.

“Cùng chung tay giữ màu xanh của biển”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, lan tỏa tinh thần vì một đại dương khỏe mạnh hơn, cho một tương lai tốt đẹp hơn, các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn, huy động được sự vào cuộc thực sự của toàn xã hội. 

Ngọc Lan

Cùng chuyên mục