21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2310350
658724
Vẫn chưa thuộc bài học từ trận mưa lụt lịch sử năm 2015...
van-chua-thuoc-bai-hoc-tu-tran-mua-lut-lich-su-nam-2015
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Vẫn chưa thuộc bài học từ trận mưa lụt lịch sử năm 2015...

Trận mưa lớn kéo dài từ đêm ngày 4 đến hết ngày 5-7 ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, một lần nữa lại gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân. Theo báo cáo nhanh của cơ quan chức năng, tính đến 7 giờ 30' ngày 6-7, trên địa bàn tỉnh đã có 2 người tử vong (trú ở phường Hồng Gai và Giếng Đáy) do đất đá làm sập bếp và bị nước cuốn trôi. Nhiều khu dân cư, tuyến đường giao thông, đặc biệt là tại các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái bị sạt lở đất đá, ngập sâu trong nước và bùn đất; giao thông bị ùn tắc, tê liệt trong nhiều giờ trên địa bàn TP Hạ Long và Cẩm Phả…

Trận mưa lớn kéo dài từ đêm ngày 4 đến hết ngày 5-7 ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, một lần nữa lại gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân. Theo báo cáo nhanh của cơ quan chức năng, tính đến 7 giờ 30’ ngày 6-7, trên địa bàn tỉnh đã có 2 người tử vong (trú ở phường Hồng Gai và Giếng Đáy) do đất đá làm sập bếp và bị nước cuốn trôi. Nhiều khu dân cư, tuyến đường giao thông, đặc biệt là tại các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái bị sạt lở đất đá, ngập sâu trong nước và bùn đất; giao thông bị ùn tắc, tê liệt trong nhiều giờ trên địa bàn TP Hạ Long và Cẩm Phả…

Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, gần 100 hộ dân (Hạ Long 85 hộ, Cẩm Phả 13 hộ) đã được di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các lực lượng cứu hộ đã tham gia di chuyển nhiều đồ đạc, tài sản cho người dân đến các vị trí an toàn…

Trong mưa, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đến các vị trí, khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lụt để chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả; thăm hỏi các gia đình có người bị tử vong. Đồng thời yêu cầu những việc cần phải làm ngay sau trận mưa đối với chính quyền địa phương và đơn vị có liên quan…

Cách đây đúng vừa tròn gần một năm, trận mưa lụt lịch sử xảy ra trên địa bàn tỉnh vào cuối tháng 7, đầu tháng 8-2015, đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, với gần 20 người bị tử vong và thiệt hại về vật chất lên tới gần 2.000 tỷ đồng, đã để lại những bài học đắt giá, sâu sắc cho công tác phòng, chống mưa bão, sạt lở đất, ngập lụt đối với Quảng Ninh nói chung và các địa phương trong tỉnh, nhất là với các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả nói riêng. Ngay sau khi trận “đại hồng thuỷ” xảy ra, nhiều cuộc họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xác định nguyên nhân đã được tổ chức; các đồng chí lãnh đạo ở Trung ương và tỉnh cũng đã có những chỉ đạo, định hướng cụ thể về công tác phòng chống, đối phó với mưa lụt trên địa bàn tỉnh, để không tái diễn những hậu quả, thiệt hại như đã từng xảy ra bởi trận mưa lụt lịch sử này…

Những tưởng từ những bài học và sự chỉ đạo, định hướng đó, công tác phòng, chống mưa lụt trên địa bàn tỉnh sẽ có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao trong năm 2016 và những năm tiếp theo. Vậy mà, mới xảy ra một trận mưa đầu mùa, với cường độ không lớn bằng và thời gian không kéo dài như trận mưa năm trước, nhưng cũng đã gây ra những hậu quả, tác hại không nhỏ. Những điểm, khu vực năm trước bị ngập nặng tại Hạ Long, thì năm nay vẫn tái diễn, như tại đoạn đường và nút giao thông vào cảng, khu công nghiệp Cái Lân; khu dân cư thuộc tổ 1, khu 7A phường Hồng Hải; khu vực cầu 2, phường Cao Xanh; khu 3, phường Cao Thắng. Nhiều đoạn đường, tuyến giao thông như khu vực cầu Kênh Liêm; hồ điều hoà, phường Yết Kiêu; đoạn quốc lộ 18 qua phường Hồng Hải vẫn bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông. Đặc biệt, trận mưa này còn gây ngập lụt nặng, tràn bùn đất với khối lượng lớn tại khu 3, phường Hà Trung, do ảnh hưởng từ việc san gạt đất trên đồi cao của dự án thuộc Tập đoàn FLC…

Qua đây cho thấy, những bài học, kinh nghiệm sâu sắc được đúc kết, rút ra từ trận mưa lụt lịch sử năm 2015, vẫn chưa được các cơ quan, ngành chức năng, chính quyền các địa phương liên quan học thuộc, chú trọng triển khai trong công tác quản lý, điều hành nhiệm vụ phòng, chống mưa lụt trên địa bàn. Minh chứng cụ thể là đã sau một năm, nhưng tình hình ngập lụt trên địa bàn vẫn chưa được cải thiện là mấy, thậm chí có những điểm, khu vực còn bị nặng nề, nghiêm trọng hơn…

Nguyên nhân gây ngập lụt, sạt lở đất ở các “điểm nóng” đều đã được các ngành chức năng và địa phương xác định rõ từ sau trận mưa lớn năm 2015. Trong đó, ngoài yếu tố khách quan do tác động, ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu, còn có nguyên nhân chủ quan và cơ bản là do hệ thống, công trình tiêu thoát nước quá nhỏ bé, xuống cấp, lạc hậu, không tương xứng với tốc độ đô thị hoá nhanh…

Hiện tại, mới bắt đầu bước vào mùa mưa bão năm 2016. Theo các chuyên gia, Quảng Ninh đã và đang bị tác động, ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu. Trận mưa lụt lịch sử năm 2015 là một bằng chứng cụ thể. Do vậy, dự báo cường độ cũng như tần suất mưa bão trên địa bàn tỉnh có khả năng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. Do vậy, công tác phòng chống, đối phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất đòi hỏi phải chủ động, tích cực hơn và cần có kịch bản mới, phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế. Và một điều quan trọng không thể không nhắc đến, là các cấp, các ngành, địa phương và từng người dân phải thấm sâu và khắc ghi những bài học từ trận mưa lụt lịch sử năm 2015, để có biện pháp, cách thức đề phòng, đối phó hiệu quả…

Thanh Tùng

Cùng chuyên mục