21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2392412
796701
Ứng phó với thời tiết cực đoan
ung-pho-voi-thoi-tiet-cuc-doan
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Ứng phó với thời tiết cực đoan

Hẳn chúng ta còn chưa hết bàng hoàng khi trận mưa lũ vừa xảy ra ở các tỉnh Tây Bắc làm thiệt hại lớn về người và tài sản, khiến người dân nơi đây không khỏi hoang mang.

Hẳn chúng ta còn chưa hết bàng hoàng khi trận mưa lũ vừa xảy ra ở các tỉnh Tây Bắc làm thiệt hại lớn về người và tài sản, khiến người dân nơi đây không khỏi hoang mang. Trận mưa lũ này đã cướp đi sinh mạng của 33 người; làm 161 ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi; 799,41ha lúa, 16,42ha mạ, 719,05ha hoa màu bị thiệt hại; 738 con gia súc, 13.855 con gia cầm bị chết; 599,28ha ao nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 2 triệu m3 đất đá ven đường bị sạt trượt. Tổng thiệt hại về kinh tế ước khoảng 458,7 tỷ đồng, trong đó Lai Châu thiệt hại nặng nhất 315,8 tỷ đồng, Hà Giang 122 tỷ đồng...

Tại Quảng Ninh, trận mưa lũ tuy không lớn nhưng cũng đã gây một số thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh. Trong đó, huyện Hoành Bồ thiệt hại nặng nhất khi có 1 người thiệt mạng do bị lũ cuốn trôi, thiệt hại về tài sản ước khoảng 2 tỷ đồng. Hàng chục ngôi nhà của người dân các địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng do ngập lụt, sạt lở; hơn 5.500 du khách bị mắc kẹt ở Cô Tô do mưa lớn, sóng to tàu khách không thể hoạt động...

Thế nhưng, ngay sau đợt mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Tây Bắc, thời tiết đã chuyển ngay sang đợt nắng nóng gay gắt kéo dài. Nắng nóng xảy ra trên diện rộng ở các tỉnh Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Quảng Ninh, với nền nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến khoảng 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C. Riêng Thủ đô Hà Nội có thời điểm nhiệt độ ngoài trời lên đến 44-45 độ C. Nắng nóng gay gắt đã làm mọi hoạt động của người dân bị đảo lộn, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Nhiều công ty, doanh nghiệp, công trường phải đổi ca làm việc, tăng cường các thiết bị hạ nhiệt cho công nhân, nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã đề ra.

Đơn cử như ngày 6/7, tại Nhà máy Yazaki (KCN Đông Mai, TX Quảng Yên) hơn 20 công nhân có triệu chứng ngột ngạt. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết nắng nóng gay gắt dẫn đến dấu hiệu trên. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu Nhà máy bổ sung các trang thiết bị chống nắng nóng, làm mát cho công nhân.

Để ứng phó với thời tiết cực đoan, đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho người dân, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các đơn vị y tế bảo đảm công tác khám, chữa bệnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài.

Cục yêu cầu các cơ sở y tế bổ sung quạt, điều hòa, bảo đảm thoáng, mát cho người bệnh trong thời gian khám, chữa bệnh; sắp xếp, cải tiến quy trình khám, chữa bệnh hợp lý giảm tối đa thời gian chờ đợi; bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng các phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thường gặp do thời tiết nắng nóng bất thường gây ra... Các cơ sở y tế chủ động lên kế hoạch tiếp nhận, xử trí, điều trị các bệnh mùa hè. Đồng thời tăng cường kiểm tra, nắm tình hình, xử lý các dịch bệnh hay bùng phát vào những dịp nắng nóng kéo dài.

Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành như: Chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản... Trước tình hình đó, các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo, người nông dân cần hạn chế chăn thả gia súc trong lúc nắng nóng, nâng cao dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi, làm mát, thông thoáng chuồng trại, chú trọng tiêm vắc xin phòng các bệnh mùa hè cho vật nuôi; bổ sung nước cho cây trồng, sử dụng các biện pháp che chắn hợp lý để giảm tác động của nắng nóng; bổ sung nước cho ao nuôi, tăng cường quạt nước, sục khí...

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 6/7, một vùng xoáy thấp đang hình thành và có xu hướng hoạt động mạnh dần lên trên khu vực phía Bắc các tỉnh Bắc Bộ. Dự báo, do ảnh hưởng của xoáy thấp này, từ ngày 7-9/7 ở Bắc Bộ, trong đó có tỉnh Quảng Ninh có mưa rào và dông diện rộng, khu vực vùng núi, trung du có mưa vừa, mưa to, sau đó mưa còn có thể kéo dài nhiều ngày.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, diễn biến mưa lũ, sạt lở đất, ngập lụt để cảnh báo kịp thời cho người dân chủ động biện pháp phòng tránh; sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở các bãi thải khai thác than, ngập lụt các khu vực trũng, thấp; đảm bảo an toàn các tuyến đê, hồ đập... Đồng thời tổ chức trực, canh gác 24/24h khi có mưa lũ xảy ra, đặc biệt chuẩn bị lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ với phương châm 4 tại chỗ sẵn sàng khi có tình huống xảy ra.

Thái Bình

Cùng chuyên mục