21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2272561
618105
Tương lai sáng sủa cho quả vải
tuong-lai-sang-sua-cho-qua-vai
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Tương lai sáng sủa cho quả vải

Thời điểm này vải quả đang bước vào giai đoạn chín rộ, thu hoạch trên diện rộng. Đi đến đâu và ở chỗ nào trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận, từ chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại đến các chợ lẻ, chợ cóc, người bán hàng rong cũng đều thấy bán vải. Điều này tưởng là niềm vui, phấn khởi của người trồng vải, nhưng thực tế gần như là ngược lại.

Thời điểm này vải quả đang bước vào giai đoạn chín rộ, thu hoạch trên diện rộng. Đi đến đâu và ở chỗ nào trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận, từ chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại đến các chợ lẻ, chợ cóc, người bán hàng rong cũng đều thấy bán vải. Điều này tưởng là niềm vui, phấn khởi của người trồng vải, nhưng thực tế gần như là ngược lại. Bởi lẽ người nông dân trồng vải đã bao năm nay phải sống trong cảnh “được mùa, mất giá”, do luôn bị tư thương ép giá. Và mặc dù chính quyền địa phương và ngành chức năng cũng đã nỗ lực tìm đầu ra cho quả vải, nhưng cũng không được như mong muốn. Do vậy, có những thời điểm 1kg vải chỉ bán được vài ba ngàn đồng, không đủ trả tiền công thuê người hái. Trong khi đó công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch lại gần như là con số không, trừ một lượng nhỏ được sấy khô, nhưng hiệu quả mang lại cũng không cao. Cám cảnh tình trạng sản xuất không đủ chi phí, nhiều hộ trồng vải không còn hứng khởi thu hoạch, để mặc cho vải chín rụng đầy gốc cây. Thất vọng vì trồng cây không có tương lai, hiệu quả kinh tế thấp, hàng loạt hộ dân ở các vùng trồng vải tập trung đã chặt hạ cây vải để thay thế bằng loại cây trồng khác, trong đó vùng trồng vải Đông Triều là một ví dụ điển hình…

Và thật đáng mừng, mới đây, thông qua công tác xúc tiến, mời gọi đầu tư của tỉnh, một đoàn công tác của Nhật Bản, do ông Chủ tịch Uỷ ban nghiên cứu chiến lược nông - lâm - ngư nghiệp Nhật Bản dẫn đầu, đã đến khảo sát và làm việc với lãnh đạo tỉnh về hợp tác khoa học công nghệ trong chế biến nông sản. Trong nhiều nội dung được đề cập, thảo luận, cam kết tại cuộc làm việc, đáng chú ý có nội dung phía đối tác Nhật Bản sẽ sớm nghiên cứu quy hoạch lại vùng trồng vải của TX Đông Triều theo đúng quy trình, quy chuẩn quốc tế; tổ chức đào tạo nhân lực để chuẩn hoá quy trình sản xuất, chế biến để không chỉ xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản mà còn đến nhiều thị trường ở các quốc gia khác. Như để thể hiện quyết tâm của mình, ngay sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh, ông trưởng đoàn Nhật Bản đã có mặt ngay ở vùng trồng vải Đông Triều. Qua tham quan, khảo sát, ông cho biết, chất lượng quả vải của Đông Triều rất tốt, đất đai, thổ nhưỡng ở đây cũng rất thích hợp cho việc trồng cây vải. Ông khẳng định, tới đây, các chuyên gia về bán buôn, về khoa học công nghệ của Nhật Bản sẽ phối hợp chặt chẽ với tỉnh Quảng Ninh để giải quyết đầu ra cho quả vải…

Cũng ngay sau đó, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ KH&CN và lãnh đạo 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với các đối tác Nhật Bản trong đoàn công tác do Chủ tịch Uỷ ban nghiên cứu chiến lược nông - lâm - ngư nghiệp Nhật Bản dẫn đầu. Mục tiêu trọng tâm của chương trình hợp tác là tổ chức triển khai đưa các ứng dụng KHCN vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong năm 2015, các bên sẽ phối hợp để hỗ trợ xuất khẩu hơn 1.000 tấn vải cho 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương sang thị trường các nước Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Australia, Mỹ, Israel. Chương trình cam kết sẽ xuất khẩu từ 50 ngàn đến 100 ngàn tấn vải thiều/năm và sẽ tiếp tục tăng dần về sau này, tiến tới xây dựng thương hiệu cho quả vải thiều Việt Nam trên thị trường quốc tế…

Như vậy là triển vọng, tương lai cho quả vải được trồng trên địa bàn tỉnh và 2 tỉnh lân cận đã sáng sủa, rõ ràng, người trồng vải sẽ không còn phải trăn trở, lo lắng cho đầu ra của sản phẩm, nhất là khi được mùa lớn. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết là vậy, nhưng để quả vải thực sự có chất lượng, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như đã nói ở trên cũng không phải là điều dễ dàng, cho dù có sự hỗ trợ của các đối tác nước ngoài. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, ngành chức năng, các địa phương có vùng trồng vải tập trung phải làm thật tốt công tác quy hoạch, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tiếp nhận, ứng dụng các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến do đối tác nước ngoài hướng dẫn, chuyển giao. Đối với các hộ, người trồng vải cũng phải nhanh chóng thay đổi tư duy, nhận thức để tiếp nhận những phương thức, cách làm mới khoa học, quy chuẩn, an toàn hơn. Cần loại bỏ ngay tư tưởng sản xuất theo phong trào, không tính toán đến nhu cầu thị trường, coi thường yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm… Chỉ có như vậy cây vải mới phát triển bền vững, quả vải mới có cơ hội, đủ điều kiện thâm nhập vào thị trường quốc tế…

Thanh Tùng[links()]

Cùng chuyên mục