21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2359375
737382
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời
tuan-le-huong-ung-hoc-tap-suot-doi
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời

Sáng 2/10, tại Trường THPT Chuyên Hạ Long (TP Hạ Long), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã dự và phát biểu tại lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017 (từ ngày 2 đến 8/10)...

Sáng 2/10, tại Trường THPT Chuyên Hạ Long (TP Hạ Long), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã dự và phát biểu tại lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017 (từ ngày 2 đến 8/10). Đây là vinh dự của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời cũng là sự ghi nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với công tác giáo dục, đào tạo của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua.

Dân tộc ta có truyền thống hiếu học. Sau cách mạng Tháng Tám thành công, Bác Hồ đã mong muốn “dân ta ai cũng được học hành” và Bác yêu cầu “người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ” đã thể hiện tinh thần xây dựng xã hội học tập. Phong trào xoá mù chữ cùng khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của V.I.Lênin đã tỏ rõ tinh thần học tập suốt đời.

Thủ tướng Chính phủ đã quyết phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”. Theo đó, trong xã hội học tập, mọi cá nhân có trách nhiệm học tập thường xuyên, suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để làm người công dân tốt; có nghề, lao động với hiệu quả ngày càng cao; học cho bản thân và những người xung quanh hạnh phúc; học để góp phần phát triển quê hương, đất nước và nhân loại. Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư và gia đình có trách nhiệm cung ứng các cơ hội học tập và tạo điều kiện thuận lợi để mọi người được học tập suốt đời. Xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời ở ngoài nhà trường; ưu tiên các đối tượng chính sách, người dân tộc, phụ nữ, người bị thiệt thòi.

Đề án cũng đề ra những nhóm nhiệm vụ và giải pháp lớn: (1) Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập. (2) Tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ. (3) Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục. (4) Đẩy mạnh hình thức học từ xa, học qua mạng. (5) Triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời. (6) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập. (7) Hợp tác quốc tế.

Từ chú trọng phát triển nguồn nhân lực, Quảng Ninh đã xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo cơ bản đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Hiện trên địa bàn tỉnh có 659 đơn vị trường học từ mầm non đến đại học, trong đó có 215 trường mầm non, 181 trường tiểu học, 187 trường trung học cơ sở, 59 trường trung học phổ thông, 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 2 trường đại học, 1 phân hiệu đại học. Đồng thời Quảng Ninh còn có 186 trung tâm học tập cộng đồng ở đơn vị cấp xã, 52 trung tâm ngoại ngữ, tin học...

Phát biểu tại Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đánh giá cao và biểu dương ngành Giáo dục Quảng Ninh trong công tác xây dựng xã hội học tập thời gian qua. Bộ trưởng nhấn mạnh, tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đạt nhiều thành tích trong triển khai thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập, chú trọng phát triển cả hai hệ thống giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy. Trong đó, ngành Giáo dục Quảng Ninh đã có sự đóng góp lớn về công sức và trí tuệ, thể hiện nổi bật ở kết quả của hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Không chỉ thực hiện hiệu quả Đề án Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh, Quảng Ninh còn đổi mới công tác giáo dục và đào tạo thông qua thực hiện Đề án 25 của tỉnh. Đây là cơ sở để Quảng Ninh tập trung nguồn lực cùng huy động thêm nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh thực hiện xã hội học tập.

Nguyên Đan

Cùng chuyên mục