21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2358112
734965
Thực hiện nghiêm quy định về xử phạt trong lĩnh vực thú y
thuc-hien-nghiem-quy-dinh-ve-xu-phat-trong-linh-vuc-thu-y
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Thực hiện nghiêm quy định về xử phạt trong lĩnh vực thú y

Từ ngày 15/9/2017 vừa qua, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực thi hành. Theo quy định, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; không tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng... bị phạt tiền từ 600 ngàn đến 800 ngàn đồng.

Từ ngày 15/9/2017 vừa qua, Nghị định số 90/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực thi hành. Theo quy định, hành vi không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng; không tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng... bị phạt tiền từ 600 ngàn đến 800 ngàn đồng. Ngoài ra, hành vi giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc danh mục bệnh động vật phải công bố dịch; chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy định hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép... cũng sẽ bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng...

Dư luận cho rằng những quy định về mức xử phạt nêu trên là có sức răn đe, ngăn chặn cao. Điều này góp phần đảm bảo an toàn sức khoẻ, tính mạng cho người dân (tránh bị chó cắn, lây bệnh dại). Đồng thời, thông qua mức phạt nặng này sẽ góp phần giáo dục, ngăn chặn những người có hành vi vi phạm, coi thường sức khoẻ, tính mạng của người khác; nâng cao nhận thức của cộng đồng...

Nhìn chung, đa số người dân ủng hộ và đồng tình với việc nâng mức xử phạt đối với các hành vi thả rông, không tiêm phòng dại, không đeo rọ mõm cho chó khi ra đường, để chó phóng uế bừa bãi nơi công cộng v.v.. Bởi lẽ, thực tế cho thấy đã có rất nhiều trường hợp bị chó cắn và không ít ca bị tử vong do bệnh dại. Không những thế, tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị từ sự vô ý thức của chủ nuôi để cho chó phóng uế bừa bãi ở nơi công cộng cũng còn diễn ra ở khắp mọi nơi...

Tuy nhiên, để các quy định của pháp luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy hiệu lực thì cần phải có các biện pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt là việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực thi pháp luật. Có mức xử phạt nghiêm, nhưng nếu người thực thi nhiệm vụ không triển khai quyết liệt, làm không thường xuyên, triệt để thì sẽ không có tác dụng, hiệu quả thấp. Thậm chí nếu làm nửa vời còn gây “nhờn” pháp luật, tạo ra tiền lệ xấu trong thực thi pháp luật...

Vì vậy, để triển khai có hiệu quả các quy định của Nghị định 90 thì trước hết cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng cho người dân về các quy định. Từ đó giúp nâng cao ý thức của các chủ nuôi nói riêng, người dân nói chung, để họ chấp hành nghiêm các quy định, thay vì tìm cách đối phó. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt cần phải nâng cao trách nhiệm hơn nữa, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử phạt nghiêm minh thì việc thực hiện các quy định của pháp luật mới mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, khi lực lượng chức năng còn xem nhẹ hoặc buông lỏng quản lý thì sẽ khó nâng cao được ý thức, trách nhiệm của người dân trong chấp hành pháp luật...

Theo quy định, Chủ tịch UBND cấp xã, phường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi không đeo rọ mõm hoặc không tiêm phòng dại cho chó. Mặc dù vậy, để thực hiện được tốt nhiệm vụ này là điều không dễ. Bởi thực tế hiện nay ở cấp phường, xã không có lực lượng chuyên trách để làm những công việc này, trong khi đó còn có rất nhiều việc khác phải giải quyết, xử lý hằng ngày. Thực tế cũng đã cho thấy nhiều quy định được ban hành ra nhưng dường như chỉ nằm trên giấy, tính khả thi không cao, ví dụ như quy định về xử phạt hành vi tiểu tiện ở nơi công cộng, vứt rác thải không đúng nơi quy định, hút thuốc lá ở nơi đông người...

Vì vậy, trong việc này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân để tăng cường kiểm tra, giám sát, cung cấp thông tin và xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm mới hy vọng ngăn chặn, hạn chế được các vi phạm...

Hiện nay, tỷ lệ các hộ dân nuôi chó trên địa bàn tỉnh là rất lớn, không chỉ ở vùng nông thôn, miền núi, mà ở khu vực thành thị số lượng người nuôi cũng rất nhiều. Và tình trạng thả rông chó, không đeo rọ mõm, không tiêm phòng dại cho vật nuôi cũng còn rất phổ biến. Vì vậy, để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi có thể gây hại cho sức khoẻ của người dân, cộng đồng (thực tế từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có một số trường hợp bị tử vong do bệnh dại), các cơ quan chức năng của tỉnh và địa phương, đặc biệt là chính quyền các phường, xã phải vào cuộc mạnh mẽ, tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thú y, đặc biệt là đối với đàn chó nuôi trong dân...

Thanh Tùng

Cùng chuyên mục