21
3
Xã hội/
/xa-hoi
3354903
1500185
Thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân
thay-doi-hanh-vi-cua-dong-bao-dtts-trong-hon-nhan
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trong hôn nhân

Những năm qua, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức, dần xóa bỏ hủ tục lạc hậu này.

Những năm qua, Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp, đẩy mạnh tuyên truyền về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, người dân đã từng bước thay đổi nhận thức, dần xóa bỏ hủ tục lạc hậu này.

Ra mắt mô hình
Ra mắt mô hình "Phát huy vai trò người có uy tín, già làng, thầy cúng, thầy thuốc trong vùng DTTS vận động nhân dân tham gia công tác đảm bảo ANTT; phòng, chống tảo hôn" trên địa bàn xã Quảng Phong (huyện Hải Hà). (Ảnh Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh cung cấp)

Qua khảo sát thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh cho biết tuy thời gian qua không phát hiện trường hợp hôn nhân cận huyết thống song tình trạng tảo hôn trong đồng bào DTTS vẫn còn tiềm ẩn mối lo ngại. Theo đó, Sở đã thường xuyên phối hợp với các địa phương, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các ngành, đoàn thể thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức, thông qua các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, hội diễn văn nghệ, các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật về hôn nhân gia đình… 

Tại các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống như: Đầm Hà, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hạ Long… đều thành lập các CLB về phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, CLB Tiền hôn nhân, CLB trợ giúp pháp lý… Đặc biệt, với 79 CLB phòng ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống với hơn 300 thành viên nòng cốt đã tích cực tuyên truyền tới cộng đồng những nội dung liên quan đến Luật hôn nhân gia đình, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống và các giải pháp đẩy lùi hủ tục này.

Vào tháng 11/2023, ở xã Quảng Phong (huyện Hải Hà) cũng cho ra mắt mô hình “Phát huy vai trò người có uy tín, già làng, thầy cúng, thầy thuốc trong vùng DTTS vận động nhân dân tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự, chống tảo hôn” tại 5 thôn trên địa bàn xã. Thực hiện mô hình này, các già làng, trưởng bản, người có uy tín đã đóng vai trò là kênh tuyên truyền quan trọng giúp người dân nâng cao hiểu biết, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, nhất là tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Sở GD&ĐT tổ chức Diễn đàn học sinh DTTS nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại Trường THCS-THPT Hoành Mô (huyện Bình Liêu).
Sở GD&ĐT tổ chức Diễn đàn học sinh DTTS nói không với tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại Trường THCS-THPT Hoành Mô (huyện Bình Liêu).

Không chỉ có vậy, ở các địa phương, việc tuyên truyền còn được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh tại các thôn qua các buổi họp khu dân cư… Ở mỗi thôn đều phát thanh 2 lần/tuần. Các cổng thông tin điện tử thành phần của các huyện, thị xã, thành phố, của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh đều có chuyên đề giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Ở một số xã còn sáng tạo chở loa di động đến từng cụm dân cư, ngõ xóm phát thanh bằng ngôn ngữ Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn, các hình thức xử lý nếu vi phạm.

Ông Chíu A Sy (thôn Siềng Lống, xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà) cho biết: “Chúng tôi thường xuyên dùng loa phát thanh lưu động đến từng cụm dân cư, ngõ xóm để tuyên truyền cho bà con. Nhiều người không hiểu tiếng Kinh, chúng tôi phải phát thanh cả bằng tiếng Dao Thanh Phán, Dao Thanh Y. Từ đó, bà con đã nắm vững hơn các kiến thức pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Vì thế trên địa bàn giờ rất ít xảy ra trường hợp chưa đủ tuổi mà đã kết hôn”.

Từ 2021 đến nay, nhờ tăng cường công tác truyền thông, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên đại bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Nếu giai đoạn 2015-2020 có 636 trường hợp tảo hôn và 395 trường hợp sinh con trước độ tuổi quy định, thì đến nay qua khảo sát, rà soát tại 56 xã thuộc 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cho thấy, tính từ tháng 1/2021 đến cuối năm 2024, trên địa bàn vùng đồng bào DTTS của tỉnh không có hôn nhân cận huyết thống, chỉ còn 319 trường hợp tảo hôn.

Hội KHHGĐ tỉnh truyền thông về SKSS-KHHGĐ cho phụ nữ DTTS xã Quảng Thịnh (huyện Hải Hà).
Hội KHHGĐ tỉnh truyền thông về SKSS-KHHGĐ cho phụ nữ DTTS xã Quảng Thịnh (huyện Hải Hà).

Chị Chùy Thị Thủy (xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) chia sẻ: “Thông qua các hoạt động tuyên truyền của các cán bộ xã, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên tôi đã nhận thức được rõ ràng hơn về hệ lụy của việc tảo hôn. Tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền cho người thân, chị em trên địa bàn xã không được kết hôn sớm khi chưa đủ tuổi”.

Với nhiều giải pháp truyền thông hiệu quả, tỉnh cũng chú trọng, quan tâm ban hành cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề, phân luồng giáo dục, tư vấn định hướng nghề nghiệp cho thanh, thiếu niên; đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS để thanh thiếu niên có nhiều cơ hội học tập và tìm kiếm việc làm, tránh tư tưởng bỏ học để lấy vợ, lấy chồng sớm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tăng cường việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các DTTS gắn với phát triển du lịch để thúc đẩy sự tham gia của lực lượng trẻ tuổi vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; từ đó thanh, thiếu niên có nhiều cơ hội được giáo dục đạo đức truyền thống và nêu cao trách nhiệm bảo tồn văn hóa tốt đẹp, dẹp bỏ những hủ tục lạc hậu.

Cùng chuyên mục