21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2298260
645721
"Tết trồng cây"
tet-trong-cay
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

"Tết trồng cây"

Mỗi khi Tết đến Xuân về, mỗi chúng ta lại nhớ tới cái "Tết" khác - "Tết trồng cây" do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng từ cuối năm 1959. Ngày 28-11-1959, trên Báo Nhân Dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Tết trồng cây", trong đó Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" để thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Trong bài viết, Bác nêu rõ tác dụng của việc trồng cây là công việc đó "tốn kém ít mà ích lợi nhiều".

Mỗi khi Tết đến Xuân về, mỗi chúng ta lại nhớ tới cái “Tết” khác - “Tết trồng cây” do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng từ cuối năm 1959. Ngày 28-11-1959, trên Báo Nhân Dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây”, trong đó Người đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây” để thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Đảng. Trong bài viết, Bác nêu rõ tác dụng của việc trồng cây là công việc đó “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”.

Sáng 11-1-1960, trong không khí sôi nổi của Tết trồng cây đầu tiên mừng Đảng, mừng Xuân, Bác Hồ cùng đồng bào Thủ đô đã trồng cây ở Công viên Hồ Bảy Mẫu. Tại đây, Bác đã tự trồng một cây đa nhỏ. Sau đó, Bác nói chuyện thân mật với mọi người về lợi ích của việc trồng cây. Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt. Ngày nghỉ, mọi người có thể ra đây hóng mát, xem hoa, ngắm cây vui chơi. Vậy chúng ta phải lao động cho thật tốt, ta làm cho ta và cho con cháu đời sau.

Riêng với quân và dân Quảng Ninh, Bác Hồ cũng nhiều lần căn dặn phải tích cực hưởng ứng Tết trồng cây.

Trên Báo Nhân Dân ngày 5-2-1964, trong bài viết “Ngày xuân vui tết trồng cây, nơi nơi phấn khởi, người người thi đua”, Bác viết: Vì có lợi ích thiết thực cho nhân dân mà Tết trồng cây đã thành một phong trào quần chúng rộng khắp. Có những gương rất cảm động như: Vợ chồng cụ Vũ Đức Thúc, vợ chồng cụ Vũ Huy On và Đoàn Thí Thuý ở xã Yên Hải (Quảng Ninh), tuổi các cụ từ 50-68, đã không sợ gian khổ cùng nhau xung phong trồng 135.000 cây nước mặn để giữ đê. Thế là triển vọng rất tốt. Cần nhớ rằng: Trồng cây nào phải chăm sóc tốt cho cây ấy”.

Tết Ất Tỵ 1965, về thăm Quảng Ninh, Bác Hồ căn dặn: “Đẩy mạnh hơn nữa Tết trồng cây. Cho đến nay, có nơi làm khá, nhưng nhiều nơi còn kém. Phải làm cho Tết trồng cây thành một phong trào quần chúng vì mai sau nó sẽ là một nguồn lợi rất lớn cho nhân dân”. Trên đường về, dừng chân tại đồi thông Yên Lập (Minh Thành, Quảng Yên), Bác nói: “Đừng hái lộc để bảo vệ rừng”.

Thực hiện lời dạy của Bác, quân và dân các dân tộc Quảng Ninh đã tích cực trồng cây, gây rừng, tổ chức những Tết trồng cây một cách thiết thực, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển sản xuất, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Quảng Ninh luôn là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ che phủ rừng, riêng trong giai đoạn 2010-2015,  toàn tỉnh đã trồng được 64.600ha rừng, nâng độ che phủ rừng từ 50,2% năm 2010 lên trên 53,5% vào năm 2015.

Quảng Ninh đang trong quá trình phát triển từ “nâu” sang “xanh”, từ chưa bền vững sang vững bền. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã xác định mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực (…) bảo vệ và cải thiện rõ rệt môi trường sinh thái”. Mục tiêu này càng đòi hỏi cán bộ và nhân dân trong tỉnh phải tích cực, thiết thực hơn nữa trong việc hưởng ứng Tết trồng cây do Bác Hồ phát động.

Ngọc Hà

Cùng chuyên mục