21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2401226
823871
Tết đoàn viên
tet-doan-vien
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Tết đoàn viên

Lại một mùa Trung thu nữa đã đến. Trong mỗi người, dù cuộc sống vất vả thiếu thốn hay giàu sang thì cũng đều mong muốn có một Tết trung thu đong đầy hạnh phúc bên gia đình, người thân.

Lại một mùa Trung thu nữa đến. Trong mỗi người, dù cuộc sống vất vả thiếu thốn hay giàu sang thì cũng đều mong muốn có một Tết Trung thu đong đầy hạnh phúc bên gia đình, người thân.

Tết Trung thu hay còn gọi Tết hoa đăng, Tết đoàn viên. Tuổi thơ qua đi bên những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc, rộn vang tiếng cười đùa cả một con phố khi cùng nhau phá cỗ đêm trăng. Tất cả là hình ảnh gắn liền với thời thơ ấu của bao thế hệ. Trung thu xưa và nay tuy có nhiều điểm khác nhưng vẫn là cái Tết được trẻ em đón đợi một cách háo hức vì được bố mẹ tặng đồ chơi, được rước đèn ông sao, phá cỗ.

Mặc dù còn gần một tuần nữa mới đến Tết Trung thu nhưng không khí Trung thu đã tràn ngập khắp phố phường. Những cửa hàng bán đồ chơi Trung thu và các cửa hiệu bán bánh Trung thu đã tấp nập khách đến mua. Bánh dẻo, bánh nướng là loại bánh trung thu đặc biệt của người Việt. Không thể biết chính xác nguồn gốc ra đời của bánh trung thu của Việt Nam, chỉ biết rằng nó xuất hiện với mong muốn cầu chúc cho mùa màng bội thu. Cứ mỗi dịp Tết Trung thu, người Việt lại làm bánh nướng và bánh dẻo. Thường cả hai được bày cùng với nhau thể hiện sự hài hòa của đất trời và biểu tượng của ý nghĩa "đoàn viên của gia đình". Cuộc sống thay đổi nhiều, bánh kẹo nhiều và ngon hơn trước nên hương vị của bánh Trung thu có lẽ cũng bớt hấp dẫn với trẻ em hơn. Đồ chơi cũng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng dù gì, mỗi lần Tết Trung thu đến thì chúng ta dù già hay trẻ vẫn cứ nao lòng trong tiếng hát vang: “Tùng rinh rinh… tùng tùng tùng rinh rinh…”.

Thế nhưng, với những em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn có được niềm vui giản dị của Tết Trung thu cũng không dễ dàng. Là tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động và hằng năm tỉnh ưu tiên nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế xã hội các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi và hải đảo nhằm đưa 22 xã 11 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Vì điều kiện gia đình khó khăn, nhiều em nhỏ ở các thôn bản đặc biệt khó khăn có thể sẽ không được hưởng một cái Tết Trung thu thực sự vui tươi, đầm ấm nếu không có sự quan tâm của cả cộng đồng.

Để có Tết Trung thu có ý nghĩa với tất cả các em nhỏ, UBND tỉnh giao cho các cơ quan, đoàn thể xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động Tết Trung thu năm 2018 cho trẻ em. Các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh phối hợp tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho trẻ em; đồng thời, vận động nguồn lực thăm và tặng quà, học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Theo đó, các đơn vị đã tổ chức các chương trình vui Tết Trung thu cho thiếu nhi như "Đêm hội trăng rằm" dành cho thiếu nhi là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, tại các trường học ở các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh. Tại đêm hội có chương trình nghệ thuật đặc sắc với các màn múa lân truyền thống, hoạt cảnh chú Cuội, chị Hằng... Đặc biệt, để các em nhỏ có cơ hội được hòa mình vào không gian đậm chất truyền thống với nhiều trò chơi dân gian, cùng ngắm nhìn những món đồ chơi Trung thu dân gian, Bảo tàng Quảng Ninh đã dày công xây dựng chương trình “Vui hội trăng rằm 2018” vào dịp Trung thu. Cùng với các hoạt động nghệ thuật như múa sư tử, múa rối nước, múa rối cạn... các em được trực tiếp trải nghiệm làm đèn ông sao, tiến sĩ giấy, vẽ mặt nạ giấy bồi; nặn tò he ... Thông qua những trò chơi dân gian đã dần mai một theo nhịp sống hiện đại, các em có cơ hội được tìm hiểu về ý nghĩa, cùng nhau trải nghiệm những ký ức quý báu của ngày Tết Trung thu truyền thống.

Thanh Phong

 

 

Cùng chuyên mục