21
150
Tiêu điểm/
/tieu-diem
2335284
694827
Tăng cường cung cấp thông tin cho người dân
tang-cuong-cung-cap-thong-tin-cho-nguoi-dan
news

Đại hội Đảng

Nhiệm kỳ 2025-2030

Tăng cường cung cấp thông tin cho người dân

Như chúng ta đã biết, Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 4-6-2016. Theo đó, Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2018. Đây là đạo Luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Như chúng ta đã biết, Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội khoá XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 4-6-2016. Theo đó, Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2018. Đây là đạo Luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Để triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin kịp thời, hiệu quả, ngày 14-3-2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg. Trong Chỉ thị này đã khẳng định rõ: Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản quan trọng của công dân. Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, làm tăng tính hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, bảo đảm sự công bằng, dân chủ và tăng cường trách nhiệm của công dân; góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền công dân, quyền con người, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp...

Do vậy, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương chuẩn bị các điều kiện triển khai thi hành. Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương quán triệt nội dung và tinh thần các quy định của Luật Tiếp cận thông tin. Bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Bên cạnh đó, tổ chức rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan để kịp thời tự mình hoặc đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tiếp cận thông tin. Đáng chú ý, trong Chỉ thị 08 đã đề cập rất rõ tới việc bố trí đầu mối cung cấp thông tin. Cụ thể là, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành Luật như: Phân công, bố trí cơ quan, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm đầu mối cung cấp thông tin; bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc lập, vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê phục vụ cho việc cung cấp thông tin.

Ngoài ra, cần trang bị các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp thông tin của công dân tại trụ sở cơ quan và qua mạng điện tử.

Cùng với những yêu cầu trên, công tác thường xuyên cập nhật và công khai thông tin được Thủ tướng chỉ đạo rõ tại Chỉ thị 08. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xác định nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công dân là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của bộ, ngành, địa phương, từ đó bố trí nguồn lực phù hợp để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho công dân.

Hoàn thành việc lập Danh mục thông tin phải được công khai; đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi Luật có hiệu lực 30 ngày; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp; kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khoẻ của cộng đồng.

Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.

Ngọc Lê

Cùng chuyên mục