Nằm trong bộ hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới, có một phần không thể thiếu là Kế hoạch quản lý di sản. Vậy với quần thể di sản liên tỉnh này, việc quản lý sẽ được thực hiện như thế nào?
Quảng Ninh có 3 khu di tích Quốc gia đặc biệt là Yên Tử, Bạch Đằng và khu di sản nhà Trần tại Đông Triều nằm trong Quần thể di tích - danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc (gọi tắt là Quần thể di sản Yên Tử) đang đề cử tới UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đứng trước cơ hội nâng tầm quốc tế cho Yên Tử, các địa phương, đơn vị trong vùng di sản đã và đang tích cực đồng hành trong tuyên truyền về quần thể di sản với nhiều cách làm khác nhau.
Sáng 26/11, Đoàn công tác đối thoại cấp chuyên gia của Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, làm trưởng đoàn, đã có các cuộc gặp, làm việc với ngài Lazane, Giám đốc và Trưởng Bộ phận đề cử Trung tâm Di sản thế giới; Đại sứ, Trưởng phái đoàn Thường trực của Ấn Độ tại UNESCO; các Đại sứ thành viên Uỷ ban Di sản thế giới tại Paris.