Trong suốt cuộc đời mình, nhạc sỹ Phong Nhã đã viết gần 200 ca khúc, trong đó đa số là viết cho trẻ thơ. Ông cũng là Tổng phụ trách đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Không chỉ khai thác dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn, các khu du lịch lớn trên địa bàn Quảng Ninh cùng với sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngày càng chú trọng hơn vào việc kiến tạo cảnh quan, trong đó có hệ thống cây xanh, hoa, góp phần tạo thêm điểm nhấn hấp dẫn du khách...
Các Bảo vật Quốc gia chính là hiện vật điểm nhấn gợi sự tò mò khám phá, thu hút du khách tại các điểm tham quan du lịch gắn với các giá trị về lịch sử - văn hoá trên địa bàn...
Khi dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát trên địa bàn tỉnh, mở cửa du lịch nội tỉnh là một trong những giải pháp quan trọng của Quảng Ninh nhằm phục hồi ngành kinh tế mũi nhọn này sau những thiệt hại nặng nề, kéo dài. Cùng với nhiều địa phương khác trong tỉnh, TP Uông Bí đã có nhiều biện pháp để khôi phục ngành du lịch, trong đó đặc biệt chú trọng đảm bảo an toàn cho người dân, du khách.
Về với Yên Tử trong vài năm trở lại đây, du khách có thêm sự trải nghiệm các dịch vụ đặc sắc dưới chân núi sau hành trình thượng sơn dâng hương, lễ phật tại các điểm chùa, am tháp cổ kính của quần thể di sản nơi đây.
Qua mỗi lần dịch bệnh covid-19 bùng phát, tỉnh Quảng Ninh đều tiến hành điều chỉnh, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế, ngày càng đề cao yếu tố an toàn và dần lái du lịch theo hướng phát triển bền vững.
Du lịch không chỉ là đi chơi mà còn là trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm giá trị văn hoá các vùng, miền. Xu hướng du lịch chậm, có hàm lượng văn hoá cao đã thay thế dần một thời chưa xa khi mà các tour du lịch cứ lùa khách ào ào qua các điểm đến, tới mức khách ăn cũng mê mẩn, ngủ cũng vội vàng…
Đầu những năm 90, thực trạng rừng Yên Tử vô cùng phức tạp vì có sự xen canh, xen cư của người dân trong khu vực, tình trạng khai thác than, lâm sản trái phép tràn lan. Với quyết sách đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và sự phát triển lâu dài của Yên Tử, lực lượng chuyên môn về quản lý rừng đã ra đời, nỗ lực vượt bậc từng bước dẹp yên những vấn nạn bao năm tại đây, đưa rừng Yên Tử bước sang trang mới…
Yên Tử với hàng trăm điểm chùa, am, tháp đã náu mình trong rừng thiêng nơi đây suốt cả nghìn năm qua. Không gian cảnh quan của rừng cũng tô điểm thêm cho dáng vẻ trầm mặc, cổ kính của di tích thêm phần thâm nghiêm, kỳ vĩ hơn. Sự gắn kết không thể tách rời giữa di tích và rừng Yên Tử đã tạo nên giá trị tổng hoà cho di sản này.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát huy bền vững giá trị các hệ sinh thái tiêu biểu. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, các cơ quan trung ương, các nhà khoa học, các đơn vị có liên quan và 3 địa phương Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang đã và đang tích cực thúc đẩy việc xây dựng Hồ sơ di sản thế giới Quần thể di tích - danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc. Theo đó, việc hoàn thiện bản thảo Hồ sơ đề cử trình Bộ VH,TT&DL dự kiến sẽ xong trước ngày 30/7; hoàn thiện Hồ sơ đề cử trình UNESCO trước ngày 30/9 và hoàn thiện Hồ sơ chính thức trình lên UNESCO Paris trước ngày 31/12/2023.
Lắng đọng trong huyết mạch địa linh đất Việt, Bạch Vân Sơn (núi mây trắng) – Yên Tử được coi là “phúc địa thứ 4 của Giao Châu” - vùng đất của “địa linh - nhân kiệt”. Giá trị của Yên Tử là tổng hòa của: Tâm linh, thiên nhiên, văn hóa - lịch sử. Các giá trị cốt lõi này hòa quyện vào nhau, nâng tầm cho nhau tạo nên những giá trị tinh thần bất diệt của dân tộc.
Hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là hồ sơ về quần thể di tích liên tỉnh, dạng chuỗi đầu tiên ở nước ta, thực hiện trên địa bàn rộng lớn, phức tạp trong điều kiện chịu tác động của Covid-19…