Lịch sử nước ta còn ghi lại, vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông có về Yên Đức, đặt đại bản doanh cùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn bày thế trận tiêu diệt giặc Nguyên Mông lần thứ ba trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Tại kỳ họp chuyên đề được tổ chức ngày 26/2, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua phương án thành lập, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh. Trong đó, thực hiện tổ chức lại 6 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất, tiếp nhận, điều chuyển chức năng, nhiệm vụ.
Phát huy những giá trị di sản văn hoá đặc trưng làng quê Việt, tạo nên môi trường trải nghiệm lý tưởng cho du khách... là nét độc đáo, hấp dẫn ở Khu du lịch làng quê Yên Đức (TX Đông Triều) do Tổng Công ty Du lịch Sen Á Đông xây dựng. Đây cũng là số ít trong các sản phẩm OCOP xuất phát từ du lịch.
Dành nhiều thời gian, tâm huyết cho việc khai quật khảo cổ, nghiên cứu các di sản nhà Trần tại Đông Triều, vừa qua, TS Nguyễn Văn Anh (Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng các đồng nghiệp của mình đã tiếp tục có những phát hiện mới về các vua Trần trên vùng đất Thiên Long Uyển, thuộc xã Yên Đức, TX Đông Triều...
Hiện tỉnh Quảng Ninh có khoảng 200 lưu học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Những học sinh Lào đã mang một "luồng gió mới" trong văn hoá đến với vùng đất mỏ.
Xa xưa, khu vực xã Yên Đức (Đông Triều) là một vùng núi non với đồng bãi mênh mông ven sông. Dấu vết cư dân thời tiền, sơ sử ở khu vực này được phát hiện qua những ngôi mộ gạch phong cách Hán, có niên đại khoảng thế kỷ I đến III sau Công nguyên. Đặc biệt gần đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết kiến trúc của cư dân tiền sử thuộc văn hoá Đông Sơn có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm...
Ở xã Yên Đức, TX Đông Triều, trong kháng chiến chống Pháp, núi Canh được coi là một chiến lũy đá, căn cứ quan trọng của du kích Đông Triều nhằm khống chế đường 333 nối Quảng Ninh với Hải Phòng.
Nơi ngã ba của các dòng sông Kinh Thầy, sông Đá Bạch và sông Đá Vách tụ lại tại xã Yên Đức (TX Đông Triều) có một núi đá vôi với tên gọi là Ngọa Miêu Sơn (núi mèo nằm). Núi Ngọa Miêu Sơn nằm giữa núi Đống Thóc (sự phồn thịnh) và núi Con Chuột (phá thóc), cùng với núi Thung (cối giã gạo) và núi Canh (cái cày) tạo nên Cụm di tích lịch sử - thắng cảnh Yên Đức được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia năm 1993.
Cử tri thị xã Đông Triều kiến nghị: Đề nghị tỉnh quan tâm trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng núi Canh thuộc Cụm di tích lịch sử và thắng cảnh Yên Đức, thị xã Đông Triều nhằm bảo quản, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Cụm di tích (đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993).
Tháng 3/1947 Chi bộ Đảng xã Yên Đức được thành lập (từ cuối năm 1960 là Đảng bộ xã). Hơn 76 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Yên Đức đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Với những nỗ lực không ngừng trong triển khai, thực hiện của cả hệ thống chính trị, cùng sự chung sức đồng lòng của nhân dân, hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã Yên Đức (TX Đông Triều) đã gặt hái nhiều “trái ngọt”.
Từ Yên Đức (TX Đông Triều) - mô hình du lịch làng quê đầu tiên tại Quảng Ninh, đến câu chuyện làm du lịch của bà con dân tộc Dao tại xã Hoành Mô (huyện Bình Liêu) và xã Kỳ Thượng (TP Hạ Long), tất cả đều cho thấy sự đổi thay ở những vùng nông thôn của tỉnh sau khi bắt tay vào phát triển du lịch. Du lịch về, diện mạo thôn bản càng thêm sáng, xanh, sạch đẹp, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Từ nhiều năm nay, làng quê Yên Đức (TX Đông Triều) đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Vừa qua, chúng tôi có dịp về với Yên Đức (TX Đông Triều), một vùng quê trù phú mang đậm nét văn hóa của làng quê Bắc Bộ, cũng là nơi vốn có nghề làm chổi truyền thống từ những bẹ cau, tàu dừa, rơm rạ để làm ra các loại chổi cau, chổi dừa, chổi rơm. Từ khi du lịch về làng, sản phẩm trải nghiệm làm chổi được du khách yêu thích nên nghề làm chổi tại miền quê này cũng dần được “hồi sinh”.