Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong tổng số 3,7 triệu nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm giáo dục, có 32,8% nguyện vọng tập trung vào nhóm ngành kinh doanh và quản lý.
Để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh khi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tổ chức thành hai đợt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh lùi lịch xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm 2021.
Điểm sàn khối ngành sức khỏe được giữ ổn định như năm 2020, từ 19 đến 22 điểm, trong khi điểm sàn khối ngành sư phạm tăng 0,5 điểm so với năm ngoái, từ 17 đến 19 điểm.
Số lượng thí sinh có tổng điểm 3 môn trên 27 chiếm dưới 5%, với con số này, không thể nói điểm thi tốt nghiệp THPT quá cao mà việc thí sinh chọn tập trung vào một số ngành dẫn tới điểm chuẩn tăng vọt.
Khi một số trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2022, nhiều thí sinh bày tỏ lo lắng liệu cơ hội vào đại học sụt giảm vì xét tuyển sử dụng chứng chỉ tăng.
Kết thúc thời hạn đăng ký xét tuyển đại học năm nay, có đến hơn 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống. Điều này có nghĩa các thí sinh này đã mất quyền đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 năm 2022.
Ngày 21/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thông tin sẽ hỗ trợ thí sinh chưa đăng ký được nguyện vọng đại học 2022 sau khi đã đóng cửa hệ thống đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đại học vào 17 giờ ngày 20/8.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo điều chỉnh lịch phân luồng thí sinh các tỉnh thành thực hiện thanh toán lệ phí xét tuyển đại học theo các khung thời gian khác nhau nhằm tránh quá tải.
Theo Bộ GD-ĐT, số thí sinh ban đầu có đăng ký xét tuyển nhưng sau đó không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống là trên 321.200 em, trong đó có 315.993 em có điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Các thí sinh xét tuyển đại học năm 2022 đã xong bước đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Thí sinh cần chú ý những mốc thời gian quan trọng tiếp theo.
Bộ GDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo không được quy định hoặc yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 trên Hệ thống mới được trúng tuyển; tuyệt đối không được xét tuyển lại (tăng hoặc giảm mức điểm trúng tuyển) để loại bớt hoặc tăng thêm thí sinh.
Hiện nay, nhiều trường đại học bắt đầu triển khai phương án tuyển sinh năm 2023. Trong bối cảnh các trường đại học ngày càng đẩy mạnh tự chủ, phương án, cách thức tuyển sinh của các trường phong phú, đa dạng sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn nguyện vọng cho thí sinh nhưng cũng gây nên nhiều rắc rối nếu quy chế, quy định cũng như giải pháp tuyển sinh không được ban hành sớm, thông tin rõ ràng.