Tại cuộc gặp chiều 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu một số ý kiến hợp tác liên quan đến việc thực hiện chiến lược vaccine và bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, thống nhất cao với các ý kiến này.
Chiều ngày 24/8, WB tại Việt Nam đã tổ chức họp báo trực tuyến công bố Báo cáo Điểm lại ấn phẩm tháng 8/2021 với tựa đề: Việt Nam Số hóa- Con đường tới tương lai. Theo đó, dự báo nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 4,8% trong năm 2021, và hướng dần về tốc độ tăng trưởng trước đại dịch ở mức từ 6,5% đến 7,0% từ năm 2022 trở đi.
Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù, cán cân thương mại hàng hóa xấu đi do xuất khẩu giảm, nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký tăng, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào viễn cảnh kinh tế của Việt Nam trong trung và dài hạn.
Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) sẽ triển khai tuần tra kiểm soát, xử lý các chuyên đề vi phạm là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Cộng hòa Séc, tiếp xúc với Tổng thống Cộng hòa Armenia Armen Sarkisian; tiếp ông Axel Van Trotsenburg, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).
Bà Carolyn Turk đánh giá việc đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 là mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam. Tham vọng này mang đến nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, ngân sách, thể chế, thực hiện.
Sau gần 1 năm tạm dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, mới đây TP Hạ Long đã có văn bản cho phép mở lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ: Karaoke, vũ trường, massage, bar, pub, dịch vụ internet, trò chơi điện tử từ 12h ngày 16/2/2022. Đến thời điểm này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ đang triển khai công tác dọn dẹp, vệ sinh, khử khuẩn, xây dựng phương án phòng, chống dịch đảm bảo đón khách an toàn.
Theo WB, sau khi phân tích các mẫu nước thải từ hệ thống cấp nước và vệ sinh ở các đô thị, các cơ quan y tế có thể xác định nồng độ virus SARS-CoV-2 để ước tính mức độ dịch bệnh lây lan trong dân số.
Dự kiến hết tháng 9/2022, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 40.630 tỷ đồng, bằng 77% dự toán; trong đó thu nội địa 29.830 tỷ đồng, thu XNK 10.800 tỷ đồng. Đây là những tín hiệu tích cực, cho thấy hướng đi đúng đắn của tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, nhằm vượt qua những, khó khăn, thách thức bởi tác động từ dịch bệnh Covid-19, từ thị trường tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu và một số loại hàng hóa tăng cao.