Ngày 26/8, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã phát đi thông báo ngân hàng này vừa phê duyệt khoản tín dụng trị giá 58 triệu USD cho Việt Nam để nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cơ sở hạ tầng giao thông và cấp nước
Trong những năm gần đây, không chỉ ở đô thị mà khu vực ngoài đô thị là nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh các hộ dân cũng đang dần từng bước thay đổi tập quán, thói quen sử dụng nước sinh hoạt. Từ việc sử dụng nước giếng khoan, khe suối người dân chuyển sang dùng nguồn nước sạch, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vùng nông thôn.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn (Quảng Bình) làm việc trong vùng đặc biệt khó khăn được 8 năm 9 tháng. Hiện nay, theo ông Tuấn được biết nơi ông đang công tác có quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ông Trần Thanh Duy có 15 năm 6 tháng công tác tại vùng đặc biệt khó khăn. Tháng 12/2019, Nghị định số 76/2019/NĐ-CP có hiệu lực, thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa không còn thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.
Tháng 7/2020, ông Huỳnh Phước (Quảng Nam) chuyển công tác đến một đơn vị sự nghiệp. Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan ông Phước thuộc xã khu vực III, được hưởng chính sách theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.
Sau gần 3 năm thoát khó, diện mạo của các xã đã có những đổi thay tích cực, dù vậy, so với mặt bằng chung của tỉnh, chất lượng đời sống cũng như điều kiện thụ hưởng các dịch vụ xã hội của người dân địa bàn này vẫn còn nhiều chênh lệch...
Ông Trần Đình Lâm (Đắk Lắk) dạy môn Giáo dục thể chất tại trường tiểu học. Trường ông có 2 điểm trường thuộc khu vực III và 2 điểm trường không thuộc khu vực III. Ông Lâm hỏi, ông có được hưởng 100% chế độ vùng khó khăn hay là tính theo tiết dạy tại từng điểm trường? Nếu tính theo tiết dạy thì theo quy định nào?
Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Móng Cái về cơ chế, chính sách hỗ trợ chi trả tiền làm thêm giờ để thay thế cho các giáo viên được cử đi biệt phái.
Cùng với sự đầu tư nguồn lực và triển khai quyết liệt các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho các bà mẹ và trẻ em nói riêng luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chú trọng, đặc biệt là đối với khu vực vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, hải đảo khó khăn.
Trưởng ban Công tác Đại biểu đề nghị nội dung báo cáo giám sát cần làm rõ, thông tin đậm nét từng Chương trình Mục tiêu Quốc gia liên quan đến việc tổ chức sản xuất, tạo sinh kế cho người dân.
Với mục tiêu kéo giảm chênh lệch vùng miền, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển bao trùm, tỉnh Quảng Ninh đã dành nhiều nguồn lực đầu tư nhằm cải thiện mạnh mẽ hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo (gọi chung là vùng khó khăn), tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân khu vực này phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống nhân dân.
Không chỉ thực hiện tốt nội dung trong chủ đề công tác năm 2023 “Nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhất là nhân dân vùng miền núi, hải đảo, kinh tế khó khăn đã được tỉnh Quảng Ninh coi trọng trong nhiều năm qua.