Trên địa bàn Quảng Ninh hiện có hơn 430.000 CNVCLĐ. Trong giai đoạn 2018-2020, tỉnh có thêm gần 30.000 việc làm mới; điều kiện làm việc của NLĐ được quan tâm hơn.
Thực tế chứng minh, trường nào làm tốt công tác hướng nghiệp, tỷ lệ học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm cao. Tuy nhiên, công tác này đang được nghề nghiệp triển khai ở các mức độ khác nhau, mang tính tự phát.
Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tổ chức hoạt động tư vấn, kết nối, giới thiệu việc làm cho NLĐ thông qua hình thức trực tuyến thay cho việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm tập trung góp phần đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhưng vẫn nâng cao hiệu quả hoạt động giới thiệu việc làm. Sự đổi mới kịp thời, thích ứng này của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Quảng Ninh đã thực sự trở thành cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và NLĐ.
Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng không nhỏ, cơ hội có việc làm cũng trở nên khó khăn hơn. Trước tình hình đó, Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp linh hoạt giúp ổn định việc làm cho người dân, cũng như tạo thêm việc làm mới cho nhiều lao động khác.
Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về thị trường lao động, việc làm và cách thu hút lực lượng lao động.
Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp thời gian qua đã khiến cho cuộc sống của người khuyết tật (NKT) bị ảnh hưởng nặng nề. Thách thức mà họ phải vượt qua càng gian nan hơn bao giờ hết, dẫu rằng rất nhiều NKT đã tìm mọi cách xoay xở để mưu sinh.
Năm 2021, BTV Tỉnh Đoàn đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động tư vấn, hỗ trợ ĐVTN, nhằm khơi gợi ý chí và hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên.
Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nhiều người mất việc làm. Năm 2021 có 7.333 người lao động (NLĐ) trên địa bàn tỉnh nộp hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Để tạo việc làm cho NLĐ, tỉnh và các địa phương đã thực hiện rất nhiều giải pháp.
Hàng năm, Quảng Ninh có gần 2.000 quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Điều mà các chiến sĩ cũng như các gia đình đặc biệt quan tâm đó là công ăn việc làm sau khi xuất ngũ. Bởi vậy, thời gian qua, cùng với các cấp, ngành và chính quyền địa phương, Bộ CHQS tỉnh đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ định hướng việc làm cho quân nhân xuất ngũ trước những lựa chọn cho hành trình mới.
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, ngoài số vốn ít ỏi cùng sự liều lĩnh, gan dạ và tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, anh Trương Thế Đô, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà đã trở thành một ông chủ của hàng nghìn m2 đất nông nghiệp công nghệ cao với thu nhập bình quân mỗi năm lên đến tỷ đồng.
Năm nay, thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trong bối cảnh các nước đang nỗ lực mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn hai năm chịu tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Đã có nhiều dấu hiệu về sự phục hồi tích cực của thị trường lao động ở nhiều nước, dù Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nhận định đây vẫn sẽ là một chặng đường dài, đòi hỏi những giải pháp tập trung vào con người mang tính toàn diện.
Đại dịch Covid- 19 đã tác động trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trên địa bàn tỉnh. Sản xuất kinh doanh không ổn định dẫn tới vị trí việc làm biến động thường xuyên hơn gây khó khăn cho công tác kết nối thị trường lao động. Chính bởi vậy, các địa phương đều nỗ lực nâng cao chất lượng giải quyết việc làm trên địa bàn.
Hướng tới đại hội Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh khóa VI, nhiệm kỳ 2022 – 2027, sáng 24/5 đã diễn ra chương trình ký kết giữa Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng Ninh với Ban chỉ huy quân sự thành phố Hạ Long về nội dung phối hợp đào tạo, hướng nghiệp, tạo việc làm cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự.