Quảng Ninh đã không ngừng nỗ lực, tranh thủ nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, mở đường cho sự phát triển kinh tế- xã hội và tạo thuận lợi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Với cách làm khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, trong những năm qua, phong trào thi đua xây dựng “Xã, phường, thị trấn văn minh” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa sâu rộng, nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Trên đà tăng trưởng và phát triển, Quảng Ninh đang ngày càng minh chứng cho việc kết hợp chặt chẽ, hài hòa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Quảng Ninh - Vùng đất yên vui, rộng lớn. Để xứng đáng với danh xưng này, trong suốt chặng đường phát triển, tỉnh luôn kiên trì phương châm “lấy dân làm gốc”, coi đây là kim chỉ nam cho mọi quyết sách, hành động. Những tiêu chí về một xã hội hạnh phúc, mà ở đó, người dân hài lòng với chất lượng cuộc sống, môi trường, nền hành chính… luôn được tỉnh chú trọng, đặt lên hàng đầu.
Những năm qua, TP Móng Cái đã vận động doanh nghiệp, nhân dân chung tay, góp sức cùng chính quyền thực hiện nâng cấp, chỉnh trang đô thị nhằm tạo diện mạo cho thành phố ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp và văn minh.
Những năm qua, công tác đảm bảo trật tự ATGT, trật tự đô thị (TTĐT) luôn được phường Hồng Gai (TP Hạ Long) thực hiện quyết liệt. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân chung tay xây dựng không gian đô thị văn minh, hiện đại; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Cẩm Phả đang tiếp tục xây dựng thành phố giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình, phát triển bền vững với môi trường, đô thị điển hình trong chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2025.
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, văn hóa luôn được coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tại hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra đầu tháng 12/2021, một lần nữa, Đảng ta khẳng định văn hóa là “sức mạnh mềm” của đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh là một trong 5 nhóm giải pháp quan trọng trong Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 9/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Để thích ứng an toàn với dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, yêu cầu mỗi người cần rèn luyện thói quen thực hiện tốt những phương pháp phòng, chống lây nhiễm đã được khuyến cáo.
Quảng Ninh là một trong những nơi có người Việt cổ cư trú từ rất sớm, đặc biệt tại ven bờ các đảo trên vịnh Hạ Long. Nhớ khai thác biển nên các bộ lạc kim khí ở Quảng Ninh rất hùng mạnh, là một mũi quan trọng trong tạo dựng nền văn minh sông Hồng.
Tiếp tục nêu cao tinh thần phòng, chống dịch Covid-19, ngay từ trước Tết Nguyên đán, UBND tỉnh đã chỉ đạo tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn.
Hàng năm trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống. Đảm bảo tốt công tác tổ chức và quản lý lễ hội, trong đó có việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội luôn đòi hỏi sự sát sao thường xuyên và phù hợp tính chất đặc thù của mỗi lễ hội. Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Sở VHTT tỉnh.