Văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống do các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn, phát triển là những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc, tạo bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc.
Nhận diện những tồn tại, yếu kém của văn hóa để đề xuất giải pháp biến văn hóa thành sức mạnh nội sinh, đó là mục tiêu quan trọng của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, diễn ra sáng 24/11. Đại biểu các bộ, ngành, văn nghệ sỹ, nhà văn hóa đã cùng hiến kế để xây dựng, phát triển văn hóa.
Tết Âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ, Singapore, Trung Quốc…
Tác phẩm “Chuyện cũ Hà Nội” của nhà văn Tô Hoài in lần đầu năm 1980 (tái bản 2004, 2007) như một “tập đại thành” về Kinh kỳ xưa. Nói là chuyện cũ mà không cũ, cho đến nay vẫn thấy đầy đủ cái khí vị và dư vị của đất Hà thành văn vật kể cả trong những góc khuất nhất, nốt trầm lắng nhất của nó.
Từ một tỉnh nghèo phải nhận hỗ trợ ngân sách Trung ương khi mới thành lập, đến nay Quảng Ninh đã vươn lên trở thành một trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực phía Bắc. Đặc biệt, trong hành trình 60 năm xây dựng và phát triển, Quảng Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết có tính đột phá, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng giao thông, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của địa phương.
Nếu phía đông Khánh Hòa nổi tiếng với những bãi biển và hòn đảo xinh đẹp thì phía tây lại thu hút với vùng đất Khánh Sơn cùng vẻ đẹp nên thơ của núi rừng, những nét đẹp văn hóa của đồng bào với cồng chiêng, đàn đá, đàn Chapi… Nằm giữa miền thùy dương cát trắng với cao nguyên đầy nắng gió, khí hậu mát mẻ, nên Khánh Sơn được ví như Đà Lạt thứ hai…
Người Sán Dìu ở Quảng Ninh sống tập trung ở một số huyện, thành phố như: Vân Đồn, Cẩm Phả và sống xen kẽ với các dân tộc khác ở Đông Triều, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà… Mặc dù người Sán Dìu ở Quảng Ninh không đông như một số dân tộc khác, nhưng trong những năm gần đây, các địa phương có người Sán Dìu sinh sống cũng đã phát huy rất tốt văn hóa riêng của đồng bào qua việc lưu giữ nhiều nét đẹp trong bản sắc văn hóa dân tộc.
Phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh có 10 dân tộc thiểu số cùng sinh sống trên địa bàn. Mỗi dân tộc đều mang nét văn hóa đặc sắc riêng, trong đó văn hóa của người Dao Thanh Y được đánh giá là khá nổi bật. Với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, bà Trương Thị Đông ở xã Bằng Cả vẫn ngày ngày may thêu các trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 17/3, Bộ đã có văn bản số 861/BVHTTDL-VHDT về việc chấn chỉnh những hiện tượng phản cảm không phù hợp với văn hóa truyền thống.
Ngày 25/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tổ chức hội nghị thứ 61 để thông qua kết quả kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ tỉnh năm 2024; đồng thời, cho ý kiến dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Sáng ngày 7 tháng Giêng, tại xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, hàng vạn người dân và du khách đã đổ về khu vực di tích Miếu Tiên Công, nơi diễn ra lễ hội Tiên Công năm 2025, để tham dự lễ rước cụ Thượng. Đây là điểm nhấn quan trọng, và cũng là nét riêng có của lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017.
Chiều 21/3, đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp với các ngành, địa phương về việc đảm bảo nguồn cung ứng và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.
Bằng sự trân trọng và niềm đam mê với văn hóa truyền thống, những người trẻ đang góp sức sáng tạo để tiếp nối mạch nguồn, làm sống lại những giá trị văn hóa lâu đời; tạo những giá trị lâu dài cho di sản văn hóa; giúp cho di sản trong một cái hình hài mới hơn và đến gần với cuộc sống đương đại hơn.