Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, các triệu chứng thường gặp sau tiêm chủng như đau, đỏ hoặc sưng ở vị trí tiêm, sốt nhẹ, đau mỏi toàn thân, đau đầu hoặc cảm thấy không khỏe… là những phản ứng thông thường, dấu hiệu hệ thống miễn dịch đang phản ứng với các kháng nguyên được đưa vào cơ thể và hệ thống miễn dịch đang chuẩn bị để “chiến đấu”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh về việc ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19, ngày 7/6, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí đã phát động ủng hộ trong toàn thể các cán bộ, viên chức, người lao động.
Sở Y tế Quảng Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 2522/KH-SYT ngày 14/6/2021 về triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đợt III và IV trên địa bàn tỉnh.
Bộ Y tế vừa phân bổ đợt 5 vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca, riêng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh nhận nhiều nhất với 786.000 liều.
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, Việt Nam tiêm gần 2 triệu liều vắc-xin COVID-19, chưa trường hợp nào có biểu hiện huyết khối trong 28 ngày sau tiêm.
Ngày 24/6, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cấp tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Covid-19 trên diện rộng.
Vắc xin được xác định là biện pháp có tính chất bền vững để đối phó với dịch bệnh Covid-19. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Quảng Ninh đang có những diễn biến mới khá phức tạp, việc đảm bảo tiến độ, tỷ lệ, hiệu quả của công tác tiêm chủng tiếp tục ngành y tế triển khai, đồng thời đặc biệt chú trọng đến công tác an toàn tiêm chủng.
Vắc xin là những chế phẩm có tính kháng nguyên để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động cho cơ thể người được sử dụng nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh cụ thể. Có thể hiểu rằng vắc xin là những loại thuốc đặc biệt, có quy chế bảo quản, sử dụng riêng cho từng loại.
Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, điều này có thể làm cho vắc xin kém hiệu quả hơn.
Để đảm bảo công tác tiêm chủng phòng Covid-19 an toàn, ngày 03/7, thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn về an toàn tiêm chủng vắc xin Covid-19 giai đoạn 2021-2022.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, vắc-xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19. Nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%-85% sẽ giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh. Cùng với 13 địa phương đầu tiên trong cả nước, từ tháng 3/2021, Quảng Ninh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Quảng Ninh xác định việc thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 là nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa rất quan trọng; trong đó, phấn đấu hết năm 2021 sẽ cơ bản hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin trên diện rộng. Thực hiện mục tiêu này, ngành Y tế đang nỗ lực xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện.
Ngày 5/7, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tổ chức hướng dẫn trực tuyến toàn quốc tiêm chủng vắc xin Covid-19 Vero Cell bất hoạt của Sinopharm và vắc xin Comirnaty của Pfizer-BioNtech cho các đơn vị y tế trong toàn quốc.
Vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech đã được Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược về Tiêm chủng (SAGE) của WHO đánh giá an toàn và hiệu quả; Ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao trước, sau đó là người cao tuổi trước khi tiêm đại trà cho các đối tượng còn lại.