Căn cứ nhu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực xác định sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện truy xuất nguồn gốc và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hàng hóa. Do vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng tem TXNG dưới dạng QR-Code, áp dụng hệ thống TXNG, ứng dụng mã số, mã vạch được triển khai đồng bộ. Qua đó, giúp các doanh nghiệp sản xuất bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm của mình.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định dữ liệu truy xuất sản phẩm, hàng hóa phải tối thiểu 10 thông tin cơ bản giúp người tiêu dùng biết rõ nguồn gốc hàng hóa.
Bộ Y tế nêu rõ khi xảy ra ngộ độc, bên cạnh việc nhanh chóng cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân, phải truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đến cùng; xử lý nghiêm sai phạm.
Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã đẩy mạnh việc khuyến khích các đơn vị tham gia Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn của tỉnh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, văn minh.
Liên quan đến 6 trường hợp nhập viện cấp cứu, trong đó có 1 trường hợp tử vong nghi ngờ do ngộ độc rượu, ngày 1/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, xử lý và tăng cường công tác phòng, chống ngộ độc rượu.
Bộ Y tế yêu cầu tỉnh Đồng Tháp tăng cường các biện pháp quản lý, đặc biệt trong các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn để hạn chế nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Quảng Ninh đang đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ số vào truy xuất nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và các sản phẩm OCOP. Đây được xem là một "hộ chiếu số" quan trọng, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ thương hiệu và tạo dựng niềm tin vững chắc cho người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường ngày càng yêu cầu sự minh bạch cao.