Từ những cơ chế chính sách đột phá, những mầm xanh đã và đang được gieo xuống, bén rễ và không lâu nữa những cánh rừng gỗ lớn như lim, lát, giổi sẽ vươn mình tỏa bóng, hình thành nên cánh rừng “giữ đất quê hương” và “giữ nước quê hương”, mang giá trị cao cho thế hệ mai sau.
Huyện Ba chẽ có diện tích đất lâm nghiệp lớn, là điều kiện phát triển ngành lâm nghiệp và phát huy thế mạnh trồng rừng gỗ lớn, đặc biệt là tập trung vào các giống cây bản địa cho hiệu quả cao.
Rừng ở Quảng Ninh có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo. Tỉnh Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn với các loài cây có giá trị kinh tế cao.
Sau gần 1 năm thực hiện nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ long đã trồng mới 144 ha rừng cây gỗ lớn và đang phấn đấu tăng diện tích trong năm 2022.
Thực hiện chủ trương trồng rừng gỗ lớn của tỉnh để phát triển lâm nghiệp bền vững, tổ hợp lâm nghiệp Bản Sen đã tiên phong đưa các loại cây gỗ lớn bản địa ra trồng thay thế tại đảo Đống Chén (Vân Đồn).
Hiện thực hóa mục tiêu nhân rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn của tỉnh, các đơn vị địa phương đang tích cực huy động xã hội hóa và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân và doanh nghiệp.
Hai năm qua, huyện Ba Chẽ luôn là vùng xanh an toàn, tuy nhiên những tác động chung của đại dịch Covid-19 cũng tạo nhiều khó khăn cho sự phát triển của huyện. Song bằng sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng, sáng tạo, huyện đã hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, tạo xung lực phát triển mới cho năm 2022.
Trong dịp Tết Trồng cây xuân Nhâm Dần 2022, toàn tỉnh phấn đấu trồng trên 650.000 cây, tập trung vào những cây bản địa như lim, giổi, lát… để phát triển rừng gỗ lớn, có trọng tâm, trọng điểm. Đây là một định hướng lớn, chủ trương có ý nghĩa đặc biệt nhằm phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững, cũng như thay đổi cuộc sống của người trồng rừng trên địa bàn.
Song hành với phát triển kinh tế, tỉnh luôn nâng cao công tác bảo vệ môi trường, triển khai những giải pháp thiết thực có hiệu quả nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, công tác trồng cây gây rừng, đặc biệt là rừng gỗ lớn được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Nghị quyết Đại hội Đại hội Đảng bộ huyện Ba Chẽ lần thứ XXV, Nhiệm kỳ 2020- 2025 xác định rõ mục tiêu trong phát triển kinh tế, đó là quyết tâm đưa huyện Ba Chẽ trở thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh. Đồng thời đã đưa ra chỉ tiêu phấn đấu trồng 15.000 ha rừng trong đó có 5.000 ha rừng gỗ lớn.
Tỉnh đã có cơ chế, chính sách khuyến khích người dân không trồng keo chuyển sang trồng lim, lát, giổi và dưới tán rừng trồng ba kích, trồng cây dược liệu quý để người dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Trồng rừng gỗ lớn cũng là của để dành có giá trị cao cho con cháu chúng ta mai sau.
Thực tế từ đầu năm đến nay chỉ một số ít địa phương triển khai kế hoạch trồng lim, lát, giổi được đảm bảo, còn lại đa số chưa đạt tiến độ đề ra. Trong đó một số địa phương hiện đang đạt tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn thấp như Đông Triều, Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái…
Sáng ngày 14/5, tại thôn Khe Lẹ, xã Hà Lâu, UBND huyện Tiên Yên đã tổ chức buổi ra quân trồng rừng gỗ lớn và đã tiếp nhận 300 triệu đồng từ Tổ hợp Khu công nghiệp Deep C ủng hộ để triển khai trồng rừng gỗ lớn của huyện trong năm 2022.