Ngày 2/4 được LHQ chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích kêu gọi cộng đồng tăng cường sự quan tâm và hiểu biết, giúp trẻ tự kỷ sớm được phát hiện, điều trị, được yêu thương nhiều hơn.
Một lớp học đặc biệt với những học trò đặc biệt và những người thầy đặc biệt. Một thầy kèm một trò, mỗi trò lại có nhận thức khác nhau. Đó là câu chuyện tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ, rối loạn phát triển.
Khoa tâm lý trị liệu của BV Lão khoa - Phục hồi chức năng tỉnh Quảng Ninh hiện đang điều trị thường xuyên cho từ 70-80 bệnh nhân, đa số là trẻ tự kỷ khiếm khuyết về vận động, ngôn ngữ. Ngoài trình độ chuyên môn, các nhân viên y tế tại khoa phải có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt huyết và kiên nhẫn. Dù phải đảm nhiệm công việc nhiều áp lực khi tình hình trẻ tự kỷ ngày càng tăng cao, nhưng họ cũng đem lại hy vọng cho các bé cùng các gia đình.
Ngày 2/4 là ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ. Có thể nói, trong những năm qua, cùng với việc truyền thông được đẩy mạnh, nhận thức của cộng đồng về hội chứng này đã có sự cải thiện. Nhờ đó, nhiều trẻ tự kỷ đã có cơ hội được phát hiện sớm và can thiệp tối ưu trong thời gian vàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ở những vùng sâu, vùng xa, vẫn còn có những khoảng trống nhất định trong việc tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ đối với trẻ em tự kỷ.
Theo thống kê, số trẻ em mắc tự kỷ hiện nay đang có xu hướng gia tăng và dễ ảnh hưởng kéo dài đến cả cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên, hiện nay, với sự tiến bộ của y học cùng những nhiều liệu pháp mới được ứng dụng, chúng ta hoàn toàn có thể can thiệp sớm để cải thiện triệu chứng và giúp trẻ hòa nhập tốt hơn với xã hội.
Việc điều trị, can thiệp sớm là chìa khóa quan trọng giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và nhận thức tốt hơn. Sau nhiều nỗ lực trong truyền thông, hiện nhận thức của các bậc phụ huynh về rối loạn thần kinh này đã được cải thiện đáng kể.
Không bảng đen, không phấn trắng, cũng không có bục giảng, lớp học một cô một trò, giáo viên là những bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên phục hồi chức năng, còn học trò là những cô bé, cậu bé với đôi mắt lơ đễnh, lúc khóc, lúc cười vô cớ, thậm chí gào thét tự cào cấu, đánh bản thân mình. Đó là những lớp học đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 627/QĐ-TTg ngày 20/5/2022 bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội và Chương trình trợ giúp xã hội đối với người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
Nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng sáng chế áo thông minh với cơ chế ôm chặt bằng túi khí kết hợp massage, hỗ trợ trẻ tự kỷ trấn tĩnh khi mất kiểm soát hành vi.
Sáng 24/11, Sở LĐTB&XH đã tổ chức hội nghị tập huấn trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí cho cán bộ khu phố, tổ chức chính trị - xã hội của các phường trên địa bàn TP Cẩm Phả.
Một lớp học đặc biệt, nơi âm nhạc kết nối yêu thương. Thành viên của lớp học là những bạn nhỏ mắc hội chứng tự kỷ. Nhưng vượt qua những rào cản, những khó khăn trong giao tiếp, âm nhạc là nơi để các em bày tỏ cảm xúc, kết nối mọi người, bù lấp cho những khiếm khuyết và thắp lên những niềm vui, hi vọng.