Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt thì am chùa Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Đức Vua- Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hành hương về Ngọa Vân vào mùa đông có những thú vị và hấp dẫn riêng...
Cách đây hơn 7 thế kỷ, dưới triều nhà Trần, Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử được Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập và phát triển cực thịnh. Trải qua biến thiên của thời gian và không gian, Phật giáo Trúc Lâm đã để lại một kho tàng di sản vật thể và phi vật thể đồ sộ với hệ thống di tích, di chỉ khảo cổ và các tác phẩm văn học nghệ thuật. Đây chính là tài sản văn hoá tinh thần vô cùng quý báu, đồng hành với lịch sử văn hóa dân tộc cho hôm nay và cả mai sau.
Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, anh hùng dân tộc, nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được nhân dân tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.
Nhà Trần là một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc. Phật giáo vào triều đại này cũng phát triển rực rỡ và đã ảnh hưởng sâu sắc vào mọi phương diện xã hội. Và cũng chính vào thời kỳ này, lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam một dòng thiền của người Việt đã được thành lập, đó là Thiền phái Trúc Lâm. Ba vị Tổ của Thiền phái này là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.
Trong lịch sử, từ hàng nghìn năm trước, các đạo sĩ đã đến Yên Tử tu tiên và đắc đạo, rồi các tín đồ Phật giáo cũng tìm đến đây tu hành, mở mang xây dựng Yên Tử thành một quần thể chùa, am tháp quy mô lớn, trong đó có vua Trần Nhân Tông…