Bộ Công Thương cho biết, ngày 18/5, UBND tỉnh Hải Dương sẽ phối hợp với Bộ Công Thương Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản tiêu biểu tỉnh Hải Dương năm 2021.
Ngày 13/5, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo, Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại TP Móng Cái và huyện Tiên Yên.
Sáng 10/6, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến bàn giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, tiêu thụ thủy sản năm 2021. Dự tại điểm cầu Quảng Ninh có đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Năm 2020, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 69.600 tấn, 5 tháng đầu năm 2021 được hơn 29.000 tấn; tăng hơn so với mọi năm. Có được kết quả này là nhờ vào việc chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tàu cá hoạt động xa bờ với trang thiết bị hiện đại, phương thức khai thác hợp lý. Đây là một trong những giải pháp mà Quảng Ninh triển khai để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
Quảng Ninh là một trong những địa phương có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực thủy sản nhờ vùng nuôi lớn, an toàn về thời tiết khí hậu, kỹ thuật nuôi tốt, đáp ứng yêu cầu về sản lượng, chất lượng và thị trường tiêu thụ tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thời gian qua, thủy sản của Quảng Ninh đã phải đối mặt với không ít khó khăn, nhất là trong khâu tiêu thụ. Hiện tỉnh đã và đang tìm nhiều định hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản bền vững, lâu dài.
Các hãng tàu đã thông báo tăng giá cước từ 2-10 lần, trong khi doanh nghiệp vẫn rất khó hoặc không thể đặt được container, chỗ trên tàu cho nhiều chặng quan trọng, gây ra tình trạng ùn ứ hàng hóa.
Sáng nay, 16/7, dưới sự chủ trì của Thứ Trưởng Bộ NN&PTNN Phùng Đức Tiến, tỉnh Quảng Ninh cùng 27 địa phương ven biển đã tham dự hội nghị trực tuyến bàn giải pháp phát triển ngành tôm năm 2021.
Nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển, phát triển thủy sản bền vững, huyện Vân Đồn đang nỗ lực vào cuộc, thực hiện chuyển đổi sử dụng vật liệu nổi HDPE đạt quy chuẩn thay thế phao xốp trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Từ khai thác tự nhiên, các sản phẩm ốc và nhuyễn thể ở Ngọc Vừng được quan tâm phát triển quy củ hơn. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững cho sản phẩm này còn gặp nhiều khó khăn.
Giá cước vận tải tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó, vì chi phí phát sinh lớn, có DN lợi nhuận giảm gần 40%.
Dịch COVID-19 lây lan rộng tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà sản xuất, chế biến thủy sản đang vào thời điểm tăng tốc xuất khẩu, khiến các doanh nghiệp (DN) rơi vào khốn khó. Tại nhiều tỉnh, đã có đến 50% công nhân nghỉ việc, dẫn tới phải giảm công suất, thậm chí đóng cửa.
Quảng Ninh là một trong những địa phương có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực thủy sản nhờ vùng nuôi lớn, an toàn về thời tiết khí hậu, kỹ thuật nuôi tốt. Khai thác lợi thế của địa phương, Công ty CP Thủy sản BNA Ba Chẽ (Cụm Công nghiệp Nam Sơn, huyện Ba Chẽ) là một trong số ít các doanh nghiệp đang phát huy hiệu quả chuỗi liên kết sản xuất.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp, 7 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt trên 53,2 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu ước khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8%. Như vậy, giá trị xuất siêu đạt khoảng 3,9 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái.