Tính đến ngày 14/7, các trung tâm tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nano Covax giai đoạn 3 đã hoàn thành toàn bộ 13.000 mũi tiêm (ở cả 2 đợt) thử nghiệm đầu tiên vaccine Nano Covax phòng COVID-19 cho các tình nguyện viên.
Trường Đại học Y Hà Nội chính thức tuyển 100 người tham gia nghiên cứu giai đoạn một của vắc xin ARCT-154. Đây là vắc xin được sản xuất theo công nghệ vắc xin mRNA do một công ty của Mỹ chuyển giao.
Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, ngày 10/8 duyệt kế hoạch thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai vaccine Covivac, dự kiến bắt đầu từ ngày 11/8.
“Từ hôm nay (11/8), nhóm nghiên cứu vắc-xin Covivac sẽ bắt đầu sàng lọc, thu tuyển tình nguyện viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 tại Vũ Thư, Thái Bình”, TS Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện vắc-xin và sinh phẩm y tế (IVAC) - đơn vị nghiên cứu và điều chế vắc- xin Covivac cho biết ngày 10/8.
Sở Y tế TP HCM vừa chính thức thông tin về việc đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào thử nghiệm điều trị COVID-19. Đây là giải pháp được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến chống dịch, giúp cứu sống được nhiều người bệnh trong tình hình dịch COVID-19 bùng phát.
Học viện Quân y - đơn vị tham gia nghiên cứu thử nghiệm vaccine Nano Covax do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen đăng ký và sản xuất, khẳng định đã thực hiện các xét nghiệm quan trọng để đánh giá tính sinh miễn dịch của sản phẩm và tin tưởng sau khi vaccine này được cấp phép Việt Nam sẽ chủ động hơn về “vũ khí” trong chống dịch COVID-19.
Công ty dược Novavax của Mỹ cho biết đang thử nghiệm lâm sàng kết hợp vắc xin ngừa COVID-19 với vắc xin ngừa cúm ở người để đánh giá tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch từ vắc xin.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vaccine COVID-19 Sputnik V ở những người trên 60 tuổi đã được thực hiện thành công, chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vaccine này.
Từ ngày 1/11, lần đầu tiên sau 18 tháng, Thái Lan, Australia và Israel đã nới lỏng các lệnh hạn chế biên giới quốc tế. Đây được coi là cuộc thử nghiệm diện rộng với nhu cầu du lịch và đi lại toàn cầu trong đại dịch Covid-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Nội vụ Indonesia đang thử nghiệm cấp thẻ căn cước công dân điện tử (e-KTP) dưới dạng mã phản hồi nhanh (QR Code) chỉ cần lưu trên điện thoại di động thay vì thẻ vật lý.