Lần đầu lọt Tốp 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới nhưng dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam đang có xu hướng giảm mạnh do tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Yêu cầu mới đặt ra là cần khẩn trương nắm bắt tình hình để điều chỉnh giải pháp thu hút FDI phù hợp thực tiễn trong thời gian tới.
Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và Phát triển (UNCTAD) vừa công bố cho thấy, năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu... là những địa phương thường xuyên góp mặt trong top 10 tỉnh, thành phố thu hút FDI và thu ngân sách...
Các điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19 và tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến.
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 9 tháng đầu năm, theo đó, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này gây bất ngờ, bởi thu hút FDI 8 tháng đầu năm đạt 19,12 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.
Với việc giữ vững địa bàn an toàn, ổn định và phát triển trong trạng thái bình thường mới, cùng với quyết tâm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng, Quảng Ninh không chỉ duy trì ổn định các hoạt động kinh tế - xã hội mà còn đạt được kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ấn tượng với tổng vốn thu hút đến thời điểm tháng 9/2021 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2020.
Tại Quảng Ninh, thu hút FDI đã, đang đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của địa phương. Mặc dù vậy, việc thu hút vốn FDI vào tỉnh vẫn được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Về địa phương thu hút FDI, Hải Phòng vượt qua Long An vươn lên dẫn đầu trong cả năm với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2022 đạt 2 con số. Đây là mức tăng trưởng cao, đặt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn dự báo nhiều nguy cơ, thách thức, ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung.
Tháng đầu tiên của năm 2022, Việt Nam thu hút được 2,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn tăng thêm của các dự án điều chỉnh đạt 1,27 tỷ USD, tăng gấp 2,69 lần so với cùng kỳ năm trước.
Liên tiếp những dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới và tăng vốn ngay trong đầu năm 2022, báo hiệu một năm khởi sắc trong thu hút dòng vốn ngoại.
Tại họp báo trực tuyến ra mắt Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 4/2022 với chủ đề "Đương đầu bão tố" do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB, ông Aaditya Mattoo nhận định: Việt Nam là mô hình của một quốc gia rất thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Sáu tháng đầu năm 2022 sắp trôi qua, dù kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh và khởi sắc trên nhiều lĩnh vực nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại có xu hướng “giảm tốc”, ít dự án có quy mô vốn 100 triệu USD đăng ký mới.