Hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, cùng những chính sách ưu đãi cho việc di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp thân thiện môi trường… đến nay, Cụm công nghiệp (CCN) Cẩm Thịnh (TP Cẩm Phả) có tỷ lệ lấp đầy các nhà đầu tư thứ cấp cao nhất trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 song các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh vẫn thu hút được lượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư, mở rộng nhà máy, phân xưởng, duy trì chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng toàn cầu.
Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP của tỉnh đạt 15%; đến năm 2030 đạt 20%. Để hiện thực hoá mục tiêu này, tỉnh đang đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, giảm dần những ngành lệ thuộc nhiều vào tài nguyên khoáng sản, có tác động lớn đến môi trường và thúc đẩy các ngành có hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường.
Ngày 3/7, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Đây là một trong những chuyên đề Hội đồng Lý luận Trung ương khảo sát phục vụ Hội nghị Trung ương 4, khóa XIII.
Với định hướng phát triển là KKT đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp, hiện KKT Vân Đồn đang là địa điểm quan tâm, thu hút của nhiều nhà đầu tư tìm đến nghiên cứu, triển khai đầu tư.
Suốt những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn không ngừng cải cách, đổi mới, trở thành một điểm sáng trong nước về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút các nguồn lực xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng đến với tỉnh. Trong những thành tựu tỉnh đã đạt được, đáng kể nhất phải kể đến niềm tin ngày càng lớn của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dành cho tỉnh được giữ gìn và ngày càng nâng cao.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định nguồn lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế là thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách. Để thực hiện thành công nội dung này, thời gian qua tỉnh không ngừng gia tăng lợi thế để thu hút đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện chất lượng hạ tầng kỹ thuật các KCN, KKT...
Nối tiếp những kết quả đạt được từ năm 2023, Quảng Ninh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới với tổng vốn đạt trên 2,8 tỷ USD, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Tỉnh luôn kiên định với mục tiêu tạo dựng chuỗi sản xuất, cung ứng kết nối với mạng lưới toàn cầu; ưu tiên những dự án thế hệ mới, ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ sạch, hiện đại, thân thiện với môi trường nhằm bắt kịp xu thế...
Đường đua thu hút đầu tư của các địa phương hiện nay có thể nói vô cùng khốc liệt. Điều đó có thể thấy qua hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư ngày một quy mô, rộng lớn hơn. Vậy nhưng, Quảng Ninh vẫn tạo được sức hút riêng cho mình. Bởi theo nhiều nhà đầu tư, ngoài lợi ích về lợi nhuận rộng mở, đầu tư ở vùng đất này còn mang lại cho họ nhiều lợi ích khác…
Năm 2021, thu hút đầu tư ngoài ngân sách tại KKT Vân Đôn đạt gần 5.900 tỷ đồng. Để đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, đảm bảo nhanh chóng và hiệu quả, Ban Quản lý KKT Vân Đồn đã triển khai nhiều giải pháp.
Bằng những giải pháp, sáng kiến linh hoạt, hiệu quả, địa bàn KCN, KKT của tỉnh vẫn thu hút được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư đến từ các nhà đầu tư chiến lược, tạo động lực cho tỉnh duy trì, giữ vững đà tăng trưởng.
Khu kinh tế (KKT) Vân Đồn hiện có 61 dự án đầu tư ngoài ngân sách, với tổng số vốn đầu tư khoảng 32.000 tỷ đồng. Ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, nhiều dự án đã tranh thủ địa bàn an toàn, huy động nguồn lực, trang thiết bị kỹ thuật, tăng tốc thi công, đảm bảo công trình nhanh chóng hoàn thành, đi vào hoạt động.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, song các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) trên địa bàn tỉnh vẫn thu hút được lượng lớn các doanh nghiệp đến đầu tư, mở rộng nhà máy, phân xưởng, duy trì chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu tăng trường kinh tế của tỉnh.